20 người giàu nhất hành tinh
Sau 2 năm sa sút về thu nhập, danh sách những người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn năm vừa qua đã dài thêm và tổng tài sản của họ tăng 500 tỷ USD, đạt 1.900 tỷ USD. Trong đó, tổng tài sản của 20 người đứng đầu danh sách vượt qua con số 400 tỷ USD...
Sau 2 năm sa sút về thu nhập, danh sách những người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn năm vừa qua đã dài thêm và tổng tài sản của họ tăng 500 tỷ USD, đạt 1.900 tỷ USD. Trong đó, tổng tài sản của 20 người đứng đầu danh sách vượt qua con số 400 tỷ USD.
Năm qua, ông chủ 48 tuổi của tập đoàn phần mềm Microsoft tiếp tục trở thành người giàu nhất hành tinh với tổng tài sản hiện có là 46,6 tỷ USD. Quốc tịch Mỹ, Bill Gates là sáng lập viên và là "kiến trúc sư trưởng" trong lĩnh vực phần mềm. Từ lĩnh vực truyền thống là phần mềm cho máy tính cá nhân, Microsoft đang có ý định mở rộng sang các lĩnh vực mới là tivi, điện thoại di động, ôtô và cả đồng hồ đeo tay. Hệ điều hành Windows của Microsoft đang hiện hữu trong 94% số máy tính trên toàn cầu. Tuy nhiên, công ty cũng đang đối mặt với những áp lực vô cùng lớn từ đối thủ truyền kiếp là hệ mã nguồn mở Linux.
Người đồng hương của Gates, tỷ phú 73 tuổi Warren Buffett giành vị trí thứ 2 trong danh sách mà Forbes xếp hạng. Ông chủ tập đoàn tài chính danh tiếng Berkshire Hathaway đang sở hữu số tài sản trị giá 42,9 tỷ USD. Ông còn nắm trong tay nhiều doanh nghiệp giàu có khác như General Re, Geico, American Express, Coca-Cola và Gillette. Do giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này tăng tới 50% trong năm qua, Warren đã kiếm thêm được 12,4 tỷ USD. Và nhờ vậy, ông đã trở thành một trong vài tỷ phú hiếm hoi có khả năng tiếm ngôi vị của Bill Gate.
Tỷ phú người Đức Karl Albrecht với tổng tài sản 23 tỷ USD là người đứng thứ 3 trong số 20 người giàu nhất hành tinh. Năm nay 84 tuổi, Karl từng là vua của đế chế siêu thị rộng khắp thế giới (cùng cai quản đế chế này là em trai ông, Theo, đứng thứ 14). Karl và Theo khởi nghiệp từ một cửa hàng rau nhỏ ở thung lũng
Đứng vị trí tiếp theo trong danh sách xếp hàng là vị Hoàng thân Ảrập Xêút, Alwaleed Bin Talal Alsaud với tổng tài sản 21,5 tỷ USD. Năm nay 47 tuổi và là một hoàng tử giàu sang, Talal dấn thân vào con đường kinh doanh và trở thành một doanh nhân kiêm nhà hoạt động chính trị, xã hội mẫu mực. Ông đang nắm giữ cổ phần trị giá 10 tỷ USD trong tập đoàn tài chính ngân hàng Citigroup. Còn tại quê hương Ảrập Xêút của mình, Talal đang kêu gọi một loạt cải cách trong bầu cử, quyến bình đẳng của phụ nữ và tạo công ăn việc làm. Là một người thân Mỹ, ông đã lập ra nhiều trung tâm, trường đại học ở Cairo và Beirut chỉ để giảng dạy về hệ thống chính trị của Mỹ. Trong những lần tiếp kiến các tổng thống Mỹ Carter, Clinton và Bush, Talal thường bàn về chuyện làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa nước Mỹ và Ảrập Xêút.
Người đứng thứ 5 trong danh sách là một tỷ phú người Mỹ 51 tuổi, có tên Paul Allen. Với tổng tài sản hiện có là 21 tỷ USD, Paul từng là đồng sáng lập viên của Microsoft. Là một người nhiều tham vọng và ưa chuyện mạo hiểm, Paul đổ rất nhiều tiền vào những doanh nghiệp đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản như Hãng viễn thông RCN, Công ty truyền thông Charter hay tập đoàn dược phẩm Vaxgen từng thất bại trong kế hoạch sản xuất vắc-xin chống AIDS. Tuy nhiên, để có thể dẫn thân vào những mạo hiểm như vậy, Paul phải cậy nhờ rất nhiều vào khoản cổ phần lên tới 5 tỷ USD trong Microsoft. Ông cũng có một tiểu sử về học vấn tương tự như Bill Gates: không học hết đại học. Năm 1975 cùng Bill Gates gây dựng Microsoft, sau đó đến 1983 thì rời công ty.
Cùng đứng vị trí thứ 6 là các thành viên trong gia định Walton, mỗi người có tài sản trị giá 20 tỷ USD, thừa kế từ người chồng, người cha giàu có Sam Walton (đã qua đời năm 1992). Sam khởi nghiệp từ một cửa hàng tổng hợp ở Rogers năm 1962 và sau nhiều năm thăng trầm, đã phát triển thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, Wal-Mart với hơn 4.000 cửa hàng tại nhiều nước trên thế giới. Đến nay, toàn bộ gia đình Walton đang nắm giữ tới 38% cổ phần trong tập đoàn. 5 người được thừa kế khoản tài sản kếch xù 100 tỷ USD của Sam là vợ (cụ bà Helen), con gái
Đứng thứ 11 trong danh sách là tỷ phú người Pháp Lilianne Bettencourt, năm nay 81 tuổi. Số tài sản trị giá 18,8 tỷ USD đưa bà trở thành công dân giàu nhất nước Pháp, với khoản thu nhập tăng thêm trong năm là 4 tỷ USD (nhờ đồng euro tăng giá và đang tiếp tục mạnh lên, giúp tăng giá trị cổ phần của bà trong 2 tập đoàn mỹ phẩm L’Oréal và dinh dưỡng Nestlé). Bà được thừa hưởng toàn bộ cổ phần của cha mình trong tập đoàn L’Oréal năm 1957.
Đứng thứ 12 trong danh sách là Giám đốc điều hành tập đoàn Oracle của Mỹ,
Tỷ phú 77 tuổi người Thuỵ Điển, Ingvar Kamprad đứng thứ 13 trong danh sách với tổng tài sản lên tới 18,5 tỷ USD. Sáng lập ra tập đoàn bán lẻ đồ nội thất vào năm 1943 và đạt doanh số 14,3 tỷ USD, Ingavar đã phát triển thành chuỗi siêu thị Ikea với 186 cửa hàng ở 31 nước. Ikea đạt tốc độ tăng trưởng doanh số 3% trong năm tài chính 2003.
Sở hữu số tài sản khiêm tốn so với anh trai Karl của mình, Theo Albrecht, chỉ đứng thứ 14. Số tiền 18,1 tỷ USD của ông có được là nhờ điều hành và quản lý chuỗi siêu thị Aldi ở miền Bắc nước Đức, trong khi anh trai ông quản lý ở miền Nam. Ở Mỹ, Theo cũng sở hữu chuỗi các cửa hàng thực phẩm mang tên Trader Joe và có cổ phần trong chuỗi siêu thị Albertsons. Ông từng bị bắt cóc và được chuộc ra năm 1971. Rất ít điều được tiết lộ về ông, người ta chỉ biết rất thích chơi golf và sưu tập máy đánh chữ cũ.
Gia đình Kenneth Thomson người Canada đứng thứ 15 trong danh sách với tổng tài sản 17,2 tỷ USD. Kenneth Thomson năm nay 80 tuổi, chủ sở hữu tập đoàn truyền thông và nghệ thuật Thomson có doanh số 7,5 tỷ USD/năm. Năm 2002, ông đã trao lại quyền lãnh đạo tập đoàn cho con trai là David.
Tỷ phú giàu nhất nước Nga Mikhail Khodorovsky đứng thứ 16 trong danh sách. Số tài sản 15 tỷ USD mà Khodorobsky có được chủ yếu đến từ những vựa dầu mỏ khổng lồ mà Yukos, công
ty của ông có độc quyền khai thác. Từ tháng 10/2004, vị tỷ phú 40 tuổi này phải vào tù vì tội tham nhũng và gian lận thuế má. Hiện Matxcơva đã phong toả toàn bộ tài sản của Yukos và chờ ngày đưa vụ việc ra xét xử.
Carlos Slim Helú, người Mexico đứng thứ 17 trong danh sách với tài sản trị giá 13,9 tỷ USD. Số tiền mà tỷ phú 64 tuổi kiếm thêm được trong năm 2004 là 5,5 tỷ USD chủ yếu nhờ giá cổ phiếu tăng. Ông cũng có cổ phần trong 2 hãng viễn thông hàng đầu là Teléfonos de México và América M-vil telcos. Carlos được nhắc tới như một người đấu tranh cho tự do thương mại và phát triển kinh tế khu vực châu Mỹ Latin. Ông cũng là người đàn ông thành đạt và giàu có nhất khu vực.
Michael Dell, ông chủ hãng máy tính Dell, 39 tuổi với tổng tài sản trị giá 13 tỷ USD đứng thứ 18. Dell đóng góp nhiều cho thị trường công nghệ thế giới. Khởi nghiệp bằng nghề bán máy tính năm 1984, sau đó bắt đầu phát triển hãng Dell và ra niêm yết chính thức vào 1988. Thời gian gần đây còn kinh doanh cổ phiếu. Hồi trẻ từng học ở Đại học Texas Austin, sau bỏ giữa chừng.
Đứng vị trí thứ 19 là Li Ka-shing, quốc tịch Trung Quốc, tổng tài sản 12,4 tỷ USD. Năm nay 75 tuổi, Li cũng là người giàu nhất châu Á và có nhiều ảnh hưởng nhất đối với giới kinh doanh trong khu vực. Ông tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Tập đoàn
Wahmpoa và Cheung Kong của ông có mặt tại 40 quốc gia và chiếm tới 11,5% giá trị của thị trường chứng khoán Hong Kong. Li cũng là một nhà kinh doanh bất động sản, cung cấp và bán lẻ điện thoại di động và cũng là nhà cung cấp điện hàng đầu
Cùng chia sẻ vị trí thứ 19 là tỷ phú người Mỹ Steven Ballmer, tổng tài sản 12,4 tỷ USD. Từng tham gia khoá học MBA ở Stanford sau đó bỏ giữa chừng để trở thành bạn học của Bill Gates ở Harvard. Nhưng đến 1980 cũng bỏ học. Tham gia Microsoft từ 1998. Chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực phần mềm và chủ trì đề án trò chơi video PlayStation của Sony và dịch vụ trực tuyến của AOL. Hiện là giám đốc điều hành của Microsoft.
VnE