"Mở lối" cho hoạt động thẩm định giá
Mặc dù bị coi là chậm, những hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định về thẩm định giá vừa được Bộ Tài chính ban hành đã thổi một luồng gió mới cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này...
Mặc dù bị coi là chậm, những hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định về thẩm định giá vừa được Bộ Tài chính ban hành đã thổi một luồng gió mới cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Ngày
Theo Bộ Tài chính, hiện cả nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Với Pháp lệnh giá, hệ thống văn bản đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt động này, tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập doanh nghiệp thẩm định giá, phát triển nghề thẩm định giá ở Việt
Chỉ trong 3 năm (2002 - 2005), hai trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính và 27 trung tâm của các sở tài chính tỉnh đã tiến hành thẩm định giá đối với tài sản Nhà nước với tổng giá trị khoảng 70.000 tỷ đồng, tiết kiệm chi ngân sách khoảng 8%- 10%. Ngoài ra, các tổ chức này còn tiến hành thẩm định giá theo yêu cầu của khách hàng.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định giá, theo hướng dẫn nghị định vừa được ban hành, ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp thẩm định giá phải có đủ điều kiện như: có từ 3 thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định về giá còn giá trị hành nghề trở lên. Chủ doanh nghiệp tư nhân thẩm định giá phải là thẩm định viên về giá có thẻ, một thẩm định viên về giá chỉ được làm chủ một doanh nghiệp thẩm định giá hợp danh.
Ngoài ra, nếu trong 3 tháng liên tục, doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định thì phải ngưng hoạt động và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng dịch vụ.
Cũng theo hướng dẫn, doanh nghiệp thẩm định giá được phép thành lập chi nhánh, nhưng chi nhánh này phi có đủ ít nhất 2 thẩm định viên, trong đó người đứng đầu chi nhánh phải có thẻ hành nghề.
Ông Trần Văn Tá, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết, mức trách nhiệm đã được chia rõ theo từng loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp thẩm định giá mua bảo hiểm trách nhiệm nghề thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt
Ngoài ra doanh nghiệp này cũng được mua bảo hiểm trách nghề thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt
Doanh nghiệp thẩm định giá có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên của tổ chức quốc tế có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo thực tế và phi có hoá đơn chứng từ hợp pháp.
Cũng theo ông Trần Văn Tá, trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp và tính vào mức chi phí kinh doanh với mức trích hàng năm từ 0,5% đến 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá. Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tưng đưng 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá trong năm tài chính thì không tiếp tục trích quỹ dự phòng nữa.
Về mức độ trách nhiệm, doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về kết quả thẩm định giá ghi trong chứng thư thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết. Trường hợp kết quả thẩm định giá không đúng, gây thiệt hại cho khách hàng hoặc người sử dụng kết quả thẩm định giá thì doanh nghiệp thẩm định giá phải bồi thường.
Việc giải quyết bồi thường được thực hiện theo hai hình thức. Thứ nhất là bồi thường. Thứ hai là giải quyết bằng trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Khi phải bồi thường do lỗi của doanh nghiệp thẩm định giá gây ra thì doanh nghiệp thẩm định giá được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết, hoặc sử dụng quỹ hỗ trợ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.
TBKTVN