Tin tức
ASEAN+3: Chung một bầu... dầu

ASEAN+3: Chung một bầu... dầu

26/07/2004

Banner PHS

ASEAN+3: Chung một bầu... dầu

Giá dầu bắt đầu tăng cao kỷ lục kể từ hơn hai thập kỷ nay, có những thời điểm đạt gần 43 USD/thùng. Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, các nước Đông Á không thể đứng ngoài cuộc trước những biến động trên. Chính vì vậy, các nước trong khu vực xây dựng cho riêng mình chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng là rất cần thiết...

Giá dầu bắt đầu tăng cao kỷ lục kể từ hơn hai thập kỷ nay, có những thời điểm đạt gần 43 USD/thùng. Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, các nước Đông Á không thể đứng ngoài cuộc trước những biến động trên. Chính vì vậy, các nước trong khu vực xây dựng cho riêng mình chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng là rất cần thiết.

 

Bỏ qua xu hướng "mạnh ai nguời nấy chạy"

Hiện nay, mỗi ngày thế giới tiêu thụ khoảng 120 triệu tấn dầu mỏ, hai quốc gia tiêu thụ nguồn năng lượng này lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tin của OPEC cho hay, mức tiêu thụ dầu mỏ của Đông Á lại tăng hàng năm nhanh nhất thế giới, đạt 8-9% so với Mỹ 4% và EU là 3%.

Thông thường, khi giá dầu tăng cao, kinh tế các nước Châu Á lại phải đứng bên ngoài để theo dõi cuộc "mặc cả" giữa Mỹ, phương Tây với OPEC để hạ giá dầu. Nếu OPEC để giá hạ thì kinh tế khu vực có tác động tốt, bằng không thì ngược lại vì các quốc gia của Đông Á mỗi năm phải dành một lượng GDP rất lớn để nhập khẩu dầu lửa.

Hiện nay, khi giá dầu tăng, các quốc gia khu vực thường chạy đua với nhau trong việc tranh giành nguồn cung ứng năng lượng quý hiếm này. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất khu vực, để phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế nên họ gấp rút đi tìm kiếm phương án cho riêng mình - nhập khẩu từ Nga, Trung Á và Châu Phi.

 

Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước xài dầu lửa lớn thứ hai thì cũng có chiến lược bảo đảm nguồn năng lượng riêng. Cả hai nướclựa chọn phương án đưa quân sang Iraq để ghi điểm với Mỹ nhằm có cơ hội nhập khẩu dầu rẻ từ Trung Đông.

Trước cuộc chạy đua trên, các nước ASEAN bị bỏ rơi lại đằng sau ( một số nước Indonesia, Malaysia, Singapore có kho dự trữ năng lượng riêng nhưng không đáng kể). Trong bối cảnh các thành viên kinh tế khu vực ngày càng lệ thuộc vào nhau, giá dầu lên xuống bất thường, về lâu về dài không có lợi cho toàn bộ khu vực. Vì vậy các quốc gia bắt đầu nhận thấy cần hợp tác với nhau tựa như các quốc gia EU trong việc đảm bảo an ninh nguồn năng lượng chung là rất cần thiết.

 

Đoàn kết là sức mạnh

Tại cuộc họp bàn về chiến lược năng lượng chung của khu vực mới đây tại Philippines, có sự tham gia của các Bộ trưởng Năng lượngcủa ASEAN+3, các bên đều đạt được sự đồng thuận xây dựng kho năng lượng chung. Đề xuất ban đầu là biến cảng Subic của Philippines thành nơi dự trữ năng lượng cho Đông Á.

Theo đó, nơi đây có thể dự trữ 3 triệu thùng dầu nhằm cung ứng cho khối khi "sa cơ lỡ bước" về năng lượng. Tiếp đến là các nước đồng ý xây dựng nhiều đường ống dẫn khí nối liền các thành viên nội khối trị giá 6 tỷUSD bắt đầu từ Indonesia, quốc gia nhiều dầu lửa nhất khu vực, nước đang là chủ tịch luân phiên của OPEC.

 

Mạng lưới khí đốt với dự trữ lớn sẽ bổ sung cho bất cứ thành viên nào khi họ bị thiếu hụt nguồn năng lượng do gặp cản trở nguồn cung từ bên ngoài. Các thành viên cũng có kế hoạch cùng nhau giải quyết những tranh chấp ở biển Đông nhằm đẩy mạnh khai thác nguồn dầu khí tại thềm lục địa. Việc thiết lập các đường dây nóng, chia sẻ khoa học kỹ thuật trong việc khai thác dầu mỏ cũng đã được nhiều quốc gia đề cập tới và việc này sẽ mở đường cho an ninh chiến lược năng lượng khu vực thời gian tới. Khi các việc trên làm được tốt giá dầu và khí gas cung ứng cho các nước thành viên được rẻ hơn nhờ chi phí vận chuyển và hao hụt thấp cũng có lợi rất nhiều cho các nền kinh tế của khu vực.

Trong một công bố của các định chế tài chính quốc tế mới đây cho thấy, giá dầu tăng là nguyên nhân trực tiếp có thể làm giảm mức tăng trưởng kinh tế khu vực trong năm nay. Nguyên nhân là do hơn một nửa số dầu thô nhập khẩu của khu vực đều từ các nước Trung Đông nơi cung ứng già nửa lượng dầu thô cho thế giới trong khi khu vực này lại luôn có những bất ổn về chính trị khiến giá dầu bị đẩy lên cao.

 

Dầu tăng cao thì Trung Quốc là quốc gia thiệt hại nhiều nhất, vì ngân quỹ trích ra từ GDP của nước này để nhập khẩu dầu tính ra còn cao hơn cả Mỹ, cho dù giá trị kim ngạch vẫn thấp hơn. Do phải nhập khẩu dầu với giá đắt đã làm cho giá hàng hoá của các nước trong khu vực hiện cao hơn so với các khu vực khác dẫn tới tình trạng giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của các nước Đông Á bị giảm đi rất nhiều.

Tuy chưa có con số thiệt hại chính thức, nhưng việc giá dầu tăng thời gian qua đã gây ra tình trạng biến động lớn về giá cả trên thế giới mà các nước trong khu vực chịu trận nhiều nhất, trong đó có Việt Nam. Đứng trước khó khăn trên, việc xây dựng kho năng lượng chung của khu vực là rất cần thiết.

DĐDN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng