Tin tức
ASEAN+3 hỗ trợ nhau chống đỡ rủi ro thanh khoản

ASEAN+3 hỗ trợ nhau chống đỡ rủi ro thanh khoản

04/01/2010

Banner PHS

ASEAN+3 hỗ trợ nhau chống đỡ rủi ro thanh khoản

ASEAN+3  đã ký thoả thuận cơ chế đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai (CMIM). CMIM với tổng quy mô là 120 tỉ USD sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ cho các thành viên CMIM gặp khó khăn về thanh khoản và cán cân thanh toán trong ngắn hạn.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, VN đã cam kết đóng góp 1 tỉ USD vào CMIM.

Hỗ trợ thanh khoản bằng ngoại tệ

Những ngày cuối năm 2009, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTƯ các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) và cơ quan Tiền tệ Hồng Kông, Trung Quốc ra thông cáo báo chí công bố ký thoả thuận đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai (CMIM). Thoả thuận CMIM sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 24.3.2010.

CMIM là cơ chế hỗ trợ thanh khoản bằng ngoại tệ cho các bên tham gia trong giai đoạn khủng hoảng. Ngoài ra, CMIM còn cung cấp mạng lưới đảm bảo thanh khoản nhằm hỗ trợ ổn định thị trường tài chính khu vực. CMIM sẽ tăng cường khả năng chống đỡ của khu vực đối với các rủi ro và thách thức gia tăng đối với kinh tế thế giới.

Mục đích chính của CMIM là (i) giải quyết các khó khăn về thanh khoản và cán cân thanh toán trong ngắn hạn của khu vực và (ii) hỗ trợ cho các thoả thuận tài chính quốc tế hiện hành.

VN cam kết đóng góp 1 tỉ USD

CMIM với tổng quy mô là 120 tỉ USD sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ cho các thành viên CMIM gặp khó khăn về thanh khoản và cán cân thanh toán trong ngắn hạn. Mỗi thành viên CMIM được hoán đổi đồng bản tệ với đồng USD một số tiền bằng số tiền đóng góp vào CMIM nhân với hạn mức vay theo trình tự và quy định tại các điều khoản của thoả thuận.

Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đóng góp nhiều nhất (cùng 38,4 tỉ USD), Hàn Quốc đứng thứ nhì với 19,2 tỉ USD. Bốn nước  Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore đồng hạng 4,77 tỉ USD.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, VN đã cam kết đóng góp 1 tỉ USD vào CMIM. Đóng góp vào CMIM được thể hiện dưới hình thức thư cam kết góp vốn, trong đó NHTƯ/Cơ quan tiền tệ các nước ASEAN+3 và Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông vẫn sẽ nắm giữ và quản lý dự trữ của mình. Từng bên tham gia CMIM sẽ chuyển tiền theo tỉ lệ đóng góp cho bên đề nghị hoán đổi chỉ sau khi yêu cầu hoán đổi được thông qua. Do đó, việc triển khai CMIM không ảnh hưởng tức thời đến dự trữ ngoại hối của các nước thành viên.

Hạn mức vay của từng nước căn cứ trên tỉ lệ đóng góp

Số tiền tối đa mỗi nước thành viên có thể rút từ CMIM được căn cứ trên tỉ lệ đóng góp của nước đó nhân với hạn mức vay của từng nước, trong khoảng từ 0,5 đến 5 lần. Các nước không có chương trình hỗ trợ của IMF chỉ được rút tối đa là 20% hạn mức của mình. (VN đóng góp 1 tỉ USD và số tiền được vay từ CMIM là 1 tỉ USD trong trường hợp không có chương trình với IMF và tới 5 tỉ USD nếu có chương trình với IMF).

Trường hợp các nước đang trải qua giai đoạn căng thẳng về dự trữ ngoại hối hoặc gặp khó khăn về cán cân thanh toán, hoặc các nước đã nhận được hỗ trợ thanh khoản từ CMIM, các nước này có thể được linh hoạt miễn không cần đóng góp cho bên đề nghị hoán đổi.

Người ta đã đặt ra câu hỏi liệu CMIM có trở thành một quỹ tiền tệ Châu Á trong tương lai? Nhóm công tác CMIM cho rằng mục đích của CMIM là hỗ trợ các thoả thuận tài chính quốc tế hiện hành, trong đó bao gồm cả IMF (như đã được nêu cụ thể trong thoả thuận). Do đó, trong tương lai, các nước thành viên sẽ tiếp tục thảo luận về CMIM thông qua khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 để đảm bảo CMIM là cơ chế hiệu quả của khu vực trong việc phòng ngừa các rủi ro và thách thức ngày càng gia tăng đối với kinh tế thế giới.

Châu Giang

Lao Động

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh
(cũ: Phường Tân Phú, Quận 7)

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng