Bảo hiểm động đất ở Việt Nam
Cho đến nay, việc bảo hiểm cho những rủi ro do động đất gây ra vẫn chỉ được xem là một điều khoản phụ đối với khách hàng tham gia bảo hiểm...
Cho đến nay, việc bảo hiểm cho những rủi ro do động đất gây ra vẫn chỉ được xem là một điều khoản phụ đối với khách hàng tham gia bảo hiểm.
Song với những hiện tượng động đất xảy ra gần đây, các công ty bảo hiểm cho rằng cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo hiểm động đất.
Ở hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, các loại hình bảo hiểm tài sản, và kể cả con người, đều có tính đến nguyên nhân thiệt hại do động đất gây ra. Tuy nhiên, đây được xem là một yếu tố rủi ro phụ mà khách hàng có thể lựa chọn tham gia hoặc không.
Ông Lê Độc Long, Phó phòng Bảo hiểm hỏa hoạn và kỹ thuật, Công ty Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), nhận xét ở các khu vực được cho là an toàn với động đất, sóng thần, lũ lụt… như khu vực Tp.HCM, khách hàng có khuynh hướng bỏ bớt các loại rủi ro hiếm khi xảy ra này nhằm giảm bớt mức phí bảo hiểm.
Việt
Hiện các địa bàn ở cực Bắc đất nước như Sơn La, Lai Châu được xếp ở vùng số 2 với nguy cơ nhiều hơn, và theo đó, phụ phí bảo hiểm trung bình 0,03% giá trị tài sản bảo hiểm. Các địa bàn như Nghệ An, Thanh Hóa là vùng số 1 với nguy cơ ít hơn và mức phụ phí 0,02%. Địa bàn như Tp.HCM là vùng số 0, được xem gần như không xảy ra động đất, nên phụ phí là 0,01%.
Theo Tổng công ty Bảo Minh, hiện tại các công trình thủy điện quan trọng phía Bắc như Bản Vẽ, Sơn La… đều được bảo hiểm đầy đủ, đặc biệt là động đất.
Khu vực Tp.HCM và một số tỉnh lân cận dù được xem là khá an toàn về động đất nhưng theo ông Nguyễn Tiến, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Viễn Đông, các công trình lớn, các tòa nhà cao tầng đều đã mua bảo hiểm động đất dù trước đó chưa hề có những cơn chấn động như vừa qua.
Ông Tiến cho biết tên một số khách hàng của công ty, như Thủy điện Đồng Nai, đã mua bảo hiểm (trong đó có bảo hiểm động đất) với số tiền bảo hiểm đến 5.000 tỉ đồng, khu cao ốc Phát Đạt 550 tỉ đồng, khu biệt thự An Phú 350 tỉ đồng, tòa nhà Sacombank 200 tỉ đồng…
Cho đến nay, việc bảo hiểm tài sản với giá trị lớn đã được công ty trong nước tái bảo hiểm ở nước ngoài. Các nhà tái bảo hiểm quốc tế cũng nhìn nhận khả năng động đất, sóng thần ở Việt
Theo cán bộ nghiệp vụ Tổng công ty Bảo Minh, lâu nay để quyết định bảo hiểm các công trình xây dựng, các công ty bảo hiểm chỉ yêu cầu công trình đảm bảo các tiêu chí thiết kế, kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam. Liên quan đến động đất, tiêu chuẩn mà công ty bảo hiểm có thể dựa theo là vùng có công trình xây dựng tọa lạc phải được khảo sát và tính đến các yếu tố ảnh hưởng về lũ lụt, động đất, sóng thần… trong vòng 10 năm trở lại (đối với nước ngoài, thời gian quy định là 20 năm).
Với thực tế 10 năm nay chưa xảy ra động đất, các công trình cứ “yên tâm” xây dựng theo tiêu chuẩn Việt
Đối với việc bồi thường nếu chẳng may bị thiệt hại do động đất gây ra, khách hàng mua bảo hiểm cho loại tài sản nào sẽ nhận bồi thường cho đúng loại tài sản đó, chẳng hạn cho công trình xây dựng hay cho máy móc, thiết bị bên trong…
Ngay cả với thiệt hại về con người, bản thân các cá nhân đó phải đã được bảo hiểm bằng những sản phẩm bảo hiểm về con người (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ…). Mức độ bồi thường sẽ căn cứ trên tỷ lệ thiệt hại được giám định bởi công ty bảo hiểm hoặc bởi một công ty giám định độc lập trong trường hợp khách hàng không đồng ý với kết quả giám định của công ty bảo hiểm.
Ngoài ra, đối với một hợp đồng bảo hiểm, thường có khá nhiều quy định loại trừ bảo hiểm (không được công ty bảo hiểm bồi thường), và điều này khách hàng cũng cần quan tâm.
TBKTSG