Bảo hiểm rủi ro thương mại: Vì sao doanh nghiệp chưa chọn?
Giao dịch trong thương mại quốc tế không ngừng được mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải đối đầu với nhiều rủi ro lớn hơn do đặc thù của hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên, các công cụ bảo hiểm rủi ro thương mại vẫn còn bị doanh nghiệp thờ ơ...
Giao dịch trong thương mại quốc tế không ngừng được mở rộng, các doanh nghiệp Việt
Trong hơn 1 tháng qua, đặc biệt là một số ngày gần đây những biến động lớn về tỷ giá, giá cả hàng hoá càng cho thấy tính rủi ro phức tạp trong quá trình hội nhập về thương mại. Đồng đô-la Mỹ đang mạnh trở lại. Tỷ giá giữa Euro và USD từ mức đỉnh cao 1 Euro đổi được 1,384 USD, thì nay chỉ còn đổi được 1,3037 USD... Giá dầu thô nhẹ giao dịch tại New York từ mức 41,5 USD/thùng cánh đây 1 tháng, thì nay đã lên tới 49,15 USD/thùng; giá dầu Brent Biển Bắc giao dịch tại London từ mức 37,2 USD/thùng, tăng lên 45,21 USD/thùng.
Những biến động đó càng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch thương mại quốc tế cần tìm đến các nghiệp vụ quyền lựa chọn - Option, bảo hiểm rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá mua, giá bán như thế nào để tránh thiệt hại trong kinh doanh.
Để giúp các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm nói trên, năm 2003, một số ngân hàng thương mại đã triển khai thí điểm nghiệp vụ quyền lựa chọn tỷ giá; năm 2004 triển khai nghiệp vụ quyền lựa chọn giá vàng, cà phê, hoán đối lãi suất. Từ đầu tháng 12/2004, với quy định mới về ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cho phép tất cả các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ, chính thức được thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ - Option.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng chính thức cung cấp rộng rãi cho thị trường hối đoái công cụ phòng ngừa rủi ro về lãi suất, về tỷ giá cho doanh nghiệp và các thành viên thị trường ngoại hối. Option là một loại hình giao dịch hối đoái và công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến và ưa chuộng rộng rãi trên thị trường ngoại hối quốc tế, lần đầu tiên chính thức được thực hiện rộng rãi ở Việt
Tuy nhiên, các nghiệp vụ Option: quyền lựa chọn phòng ngừa rủi ro đối với ngoại hối, vàng và cà phê nói trên chưa phát triển mạnh và chưa được đông đảo doanh nghiệp chấp nhận bởi ba lý do sau đây:
Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp Việt
Về cà phê, trong tháng 12/2004, mới chỉ có duy nhất Công ty đầu tư Xuất nhập khẩu Đắc Lắc trở thành thành viên đầu tiên của Hiệp hội giao dịch cà phê kỳ hạn tại thị trường London, khách hàng đầu tiên chấp nhận dịch vụ bảo hiểm rủi ro giá xuất khẩu cà phê với Techcombank, còn đông đảo doanh nghiệp còn thờ ơ với nghiệp vụ này.
Thứ hai, mức phí giao dịch Option các ngân hàng thương mại Việt
Bởi vậy, các doanh nghiệp tính toán thấy không có lợi nên không chấp nhận nghiệp vụ này. Đối với nghiệp vụ Option vàng, mức quy định giao dịch tối thiểu với thể nhân là 100 lượng vàng và pháp nhân là 1.000 lượng vàng, là quá cao.
Thứ ba, công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị của các ngân hàng thương mại chưa tốt, chưa hiệu quả. Do đó một mặt doanh nghiệp chưa biết đến nghiệp vụ này, một mặt đã biết nhưng chưa thấy lợi ích của nghiệp vụ Option, nên chưa lựa chọn.
Trong năm 2005, hy vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp cận các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro, bởi vì nhiều tiền đề tốt đã được tạo ra trong năm 2004. Đó là Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt
Ngoài ra, các quy định mới về quản lý ngoại hối trên thị trường chứng khoán cũng được ban hành theo hướng tự do hoá từng bước các giao dịch vốn; sửa đổi quy định về giao dịch hối đoái, giao dịch kỳ hạn giữa ngân hàng thương mại và khách hàng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi trong kinh doanh ngoại tệ giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, như mở rộng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, không quản lý chặt mức trần tỷ giá đối với giao dịch kỳ hạn.
Một số quy chế mới ban hành đã cho phép mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, quy định mới thông thoáng hơn, nới lỏng những quy định về kiểm soát...
TBKTVN