Bảo hộ ngược
Hàng điện tử lắp ráp trong nước sẽ chịu mức thuế cao trong khi hàng nhập nguyên chiếc sẽ hưởng mức thuế ưu đãi nếu nhập từ các nước ASEAN. Theo các công ty điện tử, nghịch lý này sẽ xảy ra nếu Việt Nam không thay đổi chính sách thuế nhập khẩu đối với linh kiện điện tử...
Xung quanh việc đánh thuế linh kiện điện tử nhập khẩu theo lộ trình cắt giảm thuế để gia nhập AFTA
Hàng điện tử lắp ráp trong nước sẽ chịu mức thuế cao trong khi hàng nhập nguyên chiếc sẽ hưởng mức thuế ưu đãi nếu nhập từ các nước ASEAN. Theo các công ty điện tử, nghịch lý này sẽ xảy ra nếu Việt
Việt Nam đang áp dụng mức thuế suất 15% đối với sản phẩm điện tử nghe nhìn (dàn audio, video, đầu VCD và DVD) nhập khẩu nguyên chiếc và 20% với ti vi màu nhằm bảo hộ ngành điện tử trong nước. Tuy nhiên, theo lộ trình cắt giảm thuế để gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) của Việt Nam, từ đầu năm 2005 thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nghe nhìn chỉ còn 5% và mức thuế này cũng sẽ áp dụng đối với ti vi màu nhập nguyên chiếc vào đầu năm 2006 khi nhập từ các nước ASEAN.
Bộ Tài chính cũng sẽ giảm thuế đối với linh kiện nhập khẩu xuống 0 - 5%. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi loại linh kiện đều được áp dụng thuế suất này, mà chỉ dành cho những linh kiện có ít nhất "40% hàm lượng gốc ASEAN" (có tỷ lệ nội địa hóa tại ASEAN là 40%). Tất cả những linh kiện không đạt tiêu chuẩn trên, hoặc nhập từ các nước ngoài khối ASEAN sẽ vẫn phải theo mức thuế suất 20 - 30%.
Các doanh nghiệp ngành điện tử cho biết, khoảng 60% linh kiện cần thiết để lắp ráp sản phẩm ở Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế cao, do phải nhập từ bên ngoài ASEAN hoặc nguồn cung cấp trong khối ASEAN không đáp ứng tiêu chuẩn để được hưởng thuế suất thấp. Cũng theo các công ty này, với 60% giá trị linh kiện bị đánh thuế nhập khẩu theo thuế suất 20 - 30%, thì mức thuế nhập khẩu bình quân cho toàn bộ linh kiện (bao gồm cả phần được hưởng thuế suất thấp) sẽ vào khoảng 8 - 15%. Điều này cũng có nghĩa là thuế nhập khẩu linh kiện cao hơn so với nhập sản phẩm nguyên chiếc (5%).
Trong khu vực ASEAN, hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công nghiệp điện tử Việt
Ngoài vấn đề thuế suất, việc duy trì hai hệ thống thuế đối với linh kiện điện tử cũng gây khó khăn và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Để được hưởng mức thuế suất 0 - 5%, doanh nghiệp phải xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ (form D) để chứng minh linh kiện đó được sản xuất tại ASEAN hoặc có hàm lượng gốc ASEAN là 40%. Mỗi doanh nghiệp Việt
Ông Fumiatsu Hirai, Tổng giám đốc Sony
Các công ty điện tử đề nghị Nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu linh kiện điện tử xuống 0%, giống như các nước trong khu vực, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong khối ASEAN. Cũng theo các công ty này, nếu các nhà lắp ráp không sống nổi, ngành sản xuất linh kiện trong nước cũng khó mà tồn tại.
Tuy nhiên, phía Bộ Công nghiệp không hoàn toàn tán đồng lập luận của các công ty sản xuất hàng điện tử. Một quan chức cấp cao của Bộ Công nghiệp nói : "Các công ty lắp ráp bao giờ cũng muốn thuế suất nhập khẩu linh kiện phải thấp, trong khi đó các nhà sản xuất linh kiện trong nước thì muốn đánh thuế cao để bảo hộ cho họ".
Cũng theo quan chức trên, nếu giảm thuế nhập khẩu linh kiện xuống 0% thì Việt
TBKTSG