Brazil trở lại thời kỳ tăng trưởng
Bộ kinh tế Brazil cho biết năm 2004 kinh tế nước này đã phục hồi và có thể tăng trưởng từ 4,5%, tỷ lệ tăng chưa cao so với nước láng giềng Argentina và một số nước khác, nhưng lại rất có ý nghĩa nếu so sánh với mức tăng trưởng âm 0,2% năm 2003...
Bộ kinh tế Brazil cho biết năm 2004 kinh tế nước này đã phục hồi và có thể tăng trưởng từ 4,5%, tỷ lệ tăng chưa cao so với nước láng giềng Argentina và một số nước khác, nhưng lại rất có ý nghĩa nếu so sánh với mức tăng trưởng âm 0,2% năm 2003.
IMF cũng khẳng định, kinh tế
Theo Ngân hàng trung ương Brazil (BCB), trong 6 tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm quốc nội tăng 4,2%, cao hơn 0,2% so với dự báo ban đầu của chính phủ; ngành nông nghiệp tăng 5,7% và công nghiệp tăng 4,7%. Riêng trong quý II/2004, GDP tăng 5,7%. Đây là quý thứ 4 GDP liên tiếp tăng trưởng.
Khơi dậy những nguồn lực tài nguyên dồi dào
Hiện nay
Brazil đứng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê, hiện có 300.000 nông trại, đồn điền trồng cà phê với 5 triệu người làm việc trong ngành này. Hội đồng các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (CECAFE) dự báo niên vụ 2004-2005 phấn đấu đạt sản lượng 42,4 triệu bao cà phê (60 kg/bao). Xuất khẩu cà phê nước này niên vụ 2004-2005 sẽ đạt khoảng 24,3 triệu bao, tăng 15% so với niên vụ trước, kim ngạch có thể đạt mức cao 2,087 tỷ USD, tăng 51% so với vụ trước.
Riêng tháng 8 năm nay đã xuất khẩu 2,03 triệu bao, tăng 18%, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 174,16 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Để phát huy thế mạnh của cường quốc cà phê và tăng trưởng cao, ổn định, Bộ nông nghiệp nước này vừa cho biết, Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp quốc gia (EMBRAPA) trực thuộc Chính phủ Brazil đã thành lập Ngân hàng dữ liệu cà phê lớn nhất thế giới, dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua,góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng loại sản phẩm đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước này. Các nhà khoa học Brazil trong 2 năm qua đã triển khai dự án lập bản đồ gien cà phê, hoàn thành việc xác lập 20.000 chuỗi and hạt cà phê, sẽ lai tạo ra giống cà phê mới cho năng suất cao, ít bị ảnh hưởng xấu của khí hậu, có thể tăng gấp đôi sản lượng cà phê trong tương lai và hạ giá thành sản phẩm 20%.
Brazil còn là nước sản xuất đường, đậu tương thuộc hàng đầu thế giới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thử thách do giá dầu tăng cao và nhu cầu nhập nông sản của Trung Quốc có thể giảm. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đường các loại của nước này chỉ đạt 10,16 triệu tấn, giảm 871.000 tấn (7,9%) so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Bộ thương mại
Thực hành chính sách hướng về xuất khẩu
Sau khi Tổng thống Lula da Silva nắm quyền lãnh đạo đất nước ngày
Bộ trưởng kinh tế Brazil Antoni Paloxi cho biết kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể đạt hơn 94 tỷ USD, tăng 50% so với năm trước; thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục 32 tỷ USD, tăng 25%. Trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt 61,35 tỷ USD, tăng 39%; kim ngạch nhập khẩu đạt 39,4 tỷ USD. Trong năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của
Ông A.Paloxi khẳng định tăng trưởng xuất khẩu là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc duy trì sự ổn định kinh tế, xã hội, giúp nước này đối phó với những tác động tiêu cực của những yếu tố bất ổn bên ngoài. Kinh tế tăng trưởng, làm tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng Real và đồng USD. Tỷ lệ thất nghiệp từ mức 11,7% trong tháng 6 năm nay đang có xu hướng giảm mạnh. Theo BCB thặng dư ngân sách trong 8 tháng đầu năm nay đạt mức tương đương 5,8% GDP, mức cao nhất trong vài năm gần đây.
Người đứng đầu nhóm nghị sĩ thuộc Đảng lao động (PT) cầm quyền trong Quốc hội nước này, ông Aloisio Mercadante cho biết chính phủ do Tổng thống Lula da Silva đứng đầu đang thực hiện có hiệu quả những chính sách kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề hình mẫu kinh tế chủ nghĩa tự do mới làm cho gánh nặng thâm hụt ngân sách lớn, sự mất cân đối trong phát triển và sự bần cùng hoá các tầng lớp người nghèo.
Ông nói hình mẫu kinh tế chủ nghĩa tự do mới do các chính phủ trước theo đuổi chỉ đem lại cho nước này việc tư nhân hoá ồ ạt, gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng lớn, phụ thuộc vào nước ngoài nhiều hơn, gây ra sự mất ổn định về kinh tế- xã hội.
TBKTVN