Chi phí kinh doanh cao ngất ngưởng
Hội thảo ngày 11/3 do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) phối hợp với Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) đã đưa tới cái nhìn tổng thể về một trong những vấn đề kinh tế được quan tâm nhất: chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định ra sao đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập?...
Hội thảo ngày 11/3 do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) phối hợp với Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) đã đưa tới cái nhìn tổng thể về một trong những vấn đề kinh tế được quan tâm nhất: chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định ra sao đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập?
Về mặt tổng thể, CIEM cho biết có 3 vướng mắc căn bản nhất trong vấn đề chi phí kinh doanh của Việt
Thứ 2, hiện tượng chi phí "ngoài luật" cũng như các vấn đề gây khó dễ vẫn tồn tại nhức nhối ở cấp địa phương. Và thứ ba, chi phí kinh doanh ở nước ta nhìn chung vẫn quá cao và nhiều bất hợp lý so với các nước trong khu vực.
Khảo sát cho biết thêm kết quả tổng hợp từ chính sách của các địa phương đang có sự thu hút đầu tư mạnh mẽ: một số chi phí mà các doanh nghiệp phải chịu, đặc biệt là với khối doanh nghiệp nước ngoài đang có chiều hướng tăng. Nhiều doanh nghiệp đã tính rằng thuế thu nhập doanh nghiệp của họ trên thực tế lên tới 40% vì nhiều khoản chi phí hợp lệ doanh nghiệp không được khấu trừ.
Đơn cử mới đây, Bộ Tài chính quy định lãi vay không được vượt quá 1,2 lần lãi suất ngân hàng, nếu vượt quá thì không được coi là chi phí (?), thậm chí là áp dụng hồi tố đối với quy định này.
Theo liệt kê, doanh nghiệp hiện có 3 khoản chi phí kinh doanh chính (chi phí mua nguyên vật liệu, mua hàng, chi phí công cụ, dụng cụ và chi phí khấu hao) cộng với 16-17 loại chi phí khác như thuê văn phòng, thuế, đăng ký kinh doanh, nhân công, vận chuyển, nước, điện, bảo hiểm, chuyển đổi tiền tệ,....
Lần lượt điểm từng loại, thứ nhất về giá điện kinh doanh ở Việt Nam tuy không cao, nhưng chất lượng của dịch vụ cung cấp còn bị hạn chế, trung bình gây thêm tổn thất về chi phí điện cho doanh nghiệp từ 10-15%.
Giá mặt bằng kinh doanh cũng vậy, ví dụ, mức giá thuê ở khu vực thành thị có 5 hạng từ khoảng mức trần sàn 0,18-2,16 USD/m2/năm lên tới 1-12 USD/m2/năm, đây là mức giá tuy không cao lắm nhưng có sự khác biệt rất nhiều về khả năng tiếp cận giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Nhà nước.
Ngược lại, chi phí văn phòng vào loại cao so với các thành phố lớn ở các nước khu vực. Tại Hà Nội văn phòng loại tốt lên tới 15- 20 USD/tháng.
Tiếp theo, nếu như chi phí lao động của Việt
Trong khi đó, tuy có lợi thế lớn khi nằm ở giữa vùng trung chuyển quốc tế, nhưng chi phí vận tải biển của doanh nghiệp Việt Nam được thống kê hiện cao nhất khu vực: để vận tải một container 40 feet sang Mỹ, doanh nghiệp phải chi trung bình 3.000 USD, trong khi ở Trung Quốc là 2.700 USD, Thái Lan là 2.500 USD.
Vấn đề chi phí tuân thủ pháp luật cũng đang nảy sinh nhiều so sánh bất lợi. So với những nước đạt điểm tối ưu và một nước trong khu vực cho thấy: trong khi thời gian khởi sự cho 1 doanh nghiệp là 2 ngày ở Australia, 46 ngày ở Trung Quốc thì Việt Nam là 63 ngày. Thời gian thực thi 1 hợp đồng của Tuynidi là 7,
Đó là chưa kể vấn đề lớn nhất trong khoản chi phí kinh doanh này là doanh nghiệp Việt Nam đang chịu quá nhiều loại phí với tên gọi khác nhau như "không tên", "ngoài luật", "bôi trơn"... mà không nói ra ai cũng biết.
Ngoài ra, môi trường pháp lý dành cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thiếu ổn định, đặc biệt là các văn bản pháp luật về thuế đang thiếu một lộ trình cụ thể. Thuế luôn được đánh giá như 1 khoản chi phí của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến giá cả và năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các chính sách thuế liên tục có sự thay đổi, đặc biệt là thuế nhập khẩu đã làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Từ sự phân tích trên, Đề án cho rằng cần tiến hành một số giải pháp đồng bộ để giảm "gánh nặng" này cho doanh nghiệp trên con đường hội nhập đầy tính cạnh tranh sắp tới.
Trên tầm vĩ mô, đó là việc cải cách bộ máy hành chính Nhà nước với sự chú trọng đào tạo nhân lực nhằm đảm bảo việc hiểu và ứng dụng pháp luật thống nhất, khoa học và hiệu quả đối với doanh nghiệp, đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật có tính ổn định, áp dụng thời gian dài nhằm giúp doanh nghiệp có được chiến lược trong sản xuất, kinh doanh.
Trong đó, các chính sách thuế khi xây dựng cần phải được cân nhắc kỹ, dựa trên tình hình thực tiễn và năng lực cạnh tranh của đối tượng chịu thuế.
TBKTVN