Chỉ số giá vẫn tăng: Có nên thắt chặt hơn chính sách tiền tệ?
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số tăng giá tiêu dùng của cả nước tháng 7/2005 là 0,4%, tương đương với mức tăng của tháng 6/2005...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số tăng giá tiêu dùng của cả nước tháng 7/2005 là 0,4%, tương đương với mức tăng của tháng 6/2005.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không giảm như nhiều dự đoán và vẫn ở mức tăng khá, tính chung trong 7 tháng đầu năm 2005, chỉ số tăng giá đã là 5,6%, gần chạm mức 6,5% được Quốc hội đề ra cho cả năm 2005.
Để đạt được mục tiêu đó, thì trong 5 tháng còn lại của năm 2005 chỉ số tăng giá không được vượt quá 0,9%, bình quân chỉ số tăng giá tiêu dùng phải kiềm chế ở mức 0,16%/tháng.
Đây là điều rất khó thực hiện trong bối cảnh USD và Nhân dân tệ đang tăng giá so với Đồng Việt
Hiệu quả các biện pháp kiềm chế giá
Từ trung tuần tháng 7/2005 đến nay, giá thu mua lúa gạo xuất khẩu, thu mua tôm nguyên liệu xuất khẩu, giá cao su xuất khẩu, giá cà phê nhân xuất khẩu,... của Việt
Dự báo từ nay đến cuối năm 2005, giá cả các mặt hàng: gạo, cao su, cà phê, tôm, cá,... xuất khẩu; mía đường, thịt và một loạt mặt hàng nông sản phẩm khác sẽ tiếp tục tăng giá.
Diễn biến tăng giá mặt hàng nông sản phẩm trong thời gian qua là hợp quy luật trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt
Thực tế là trong 7 tháng đầu năm 2005, chỉ số giá lương thực tăng tới 4,6% và chỉ số giá thực phẩm tăng 8,9%. Như vậy, người hưởng lương, hưởng trợ cấp và đối tượng phi sản xuất nông nghiệp bị thiệt do phải chi tiêu nhiều hơn thu nhập của mình cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2005, ngân sách Nhà nước đã phải bù lỗ khoảng 6. 454 tỷ đồng cho mặt hàng xăng dầu nhập khẩu. Nếu không tăng giá, trong 6 tháng cuối năm 2005, ngân sách Nhà nước dự kiến phải bù lỗ khoảng 9.324 tỷ đồng, tính chung cả năm lỗ khoảng 15.700 tỷ đồng.
Đó là chưa kể ngân sách Nhà nước bị giảm thu do giảm thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu xuống còn 0%. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô dự kiến tăng thêm 16.500 tỷ đồng do giá xuất khẩu tăng, nhưng theo quy định Công ty liên doanh dầu khí Vietsovpetro được giữ lại 50% để tái đầu tư. Vì vậy phần còn lãi cũng không đủ bù lỗ.
Đây là chúng ta mới thấy được "bề nổi" cái giá từ ngân sách phải trả cho "lạm phát". Về tiền tệ, để góp phần kiềm chế lạm phát, từ đầu năm đến nay, các loại lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước được điều chỉnh tăng từ 1-2 lần, với mức tăng từ 0,30%/năm đến 1,5%/năm, chưa kể tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ thời điểm cuối năm 2004, đã làm cho khoảng 2.500- 3.000 tỷ đồng được rút bớt từ lưu thông về rồi!
Lãi suất trên thị trường cũng tăng làm cho lãi suất cho vay vốn của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng cũng tăng lên. Hậu quả là góp phần làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, của sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp và hộ kinh doanh lại là người phải hứng chịu trước tiên. Sau đó giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng, người tiêu dùng lại phải hứng chịu tiếp theo!
Trong 6 tháng đầu năm 2005, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế đạt thấp, mới bằng khoảng 42% - 43% mức kế hoạch cả năm. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của 6 tháng tiếp theo và thời gian kế tiếp.
Tuy nhiên, cho dù thực hiện mạnh mẽ hai biện pháp về tài chính - tiền tệ nói trên nhưng chỉ số giá vẫn cứ tăng!
Thực hiện chính sách tiền tệ chặt hơn?
Giả thiết cứ tiến hành thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt ở mức độ mạnh mẽ hơn, tức là tăng thêm từ 1- 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc cả nội tệ và ngoại tệ đối với các loại tiền gửi phải thực hiện dự trữ bắt buộc, sẽ có khoảng 3.000 - 4.000 tỷ đồng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại được đem về nộp cho Ngân hàng Nhà nước, tức là rút bớt từng ấy lượng tiền từ lưu thông về.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện hạn chế một số kênh khác cung ứng tiền ra lưu thông.
Nhưng làm như vậy liệu có giảm được giá bán lẻ xăng dầu đi ngược lại diễn biến thị trường thế giới hay không? Liệu có kéo được giá gạo, cà phê, cao su, tôm, cá,... xuất khẩu của Việt
Rõ ràng là không mà còn có tác động tiêu cực ngược lại, bởi vì làm cho cung cầu vốn trên thị trường căng thẳng hơn, đẩy lãi suất tăng cao. Tức là lại làm tăng chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ sản xuất!
Tất nhiên là thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ sẽ góp phần tiết kiệm chi tiêu ngân sách và hạn chế chi tiêu vượt quy định, nhất là mua ô tô và xây dựng trụ sở; chống thất thoát trong xây dựng cơ bản, chống tham nhũng, chống bao cấp qua giá và "bao cấp" khác cho doanh nghiệp Nhà nước, chống thất thu thuế, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước... sẽ góp phần tăng thu, giảm chi, hạn chế thâm hụt ngân sách, sẽ có tác động nhất định đến kiềm chế lạm phát.
Ngay từ đầu năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng cần có phương pháp tính toán khoa học hơn và công bố chỉ số lạm phát cơ bản, thay cho việc chỉ công bố một chỉ số giá chung hiện nay, vốn không phản ánh đúng bản chất của lạm phát trong nền kinh tế thị trường, nó thường có một số nhóm mặt hàng biến động chi phối toàn bộ chỉ số giá chung, trong đó riêng nhóm lương thực - thực phẩm chiếm tới 48%. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy tín hiệu gì!
Còn trong thực tiễn, việc điều hành chính sách tài chính - tiền tệ thì thường bị chi phối bởi sức ép dư luận về chỉ số tăng giá và lạm phát. Do đó tác động đến cả tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt
Nhưng tại sao nhiều nước có nhiều đặc điểm kinh tế điều kiện kinh tế gần tương tự như Việt Nam, như: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan..., cũng chịu sự tác động lớn của giá xăng dầu, giá thị trường nông sản phẩm, thị trường nguyên nhiên liệu, song lạm phát của các nước đó không ở mức cao như chỉ số tăng giá của Việt Nam công bố!
TBKTVN