Chi tiêu ngân sách của Mỹ tăng, các nước chủ nợ lo lắng
Năm 2009 là 3.510 tỷ USD.
Năm 2010 là 3.720 tỷ USD, tăng 5,7 % so với năm 2009.
Năm 2011 dự kiến là 3.830 tỷ USD, tăng 3 % so với năm 2010.
Các chuyên gia cho rằng, báo cáo trình Quốc hội Mỹ nói trên là nhằm mục đích phục hồi nền kinh tế Mỹ, nếu việc Mỹ tiêu tiền có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, song Mỹ cũng phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ mặt trái của vấn đề bội chi ngân sách. Trong bài phát biểu gần đây, Obama nhấn mạnh, mức bội chi ngân sách kỷ lục của Mỹ có thể sẽ đe doạ đến sự phục hồi của nền kinh tế, do đó cần phải giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, căn cứ vào những việc đã làm cho thấy phía Mỹ chưa thể hiện được sự thận trọng cần thiết.
Bản tin kinh tế tài chính thế giới ngày 08/02/2010 cho biết công ty đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody nhận định: Xếp hạng tín nhiệm hiện tại của trái phiếu Mỹ là AAA, song nếu Chính phủ Mỹ không cải thiện được tình trạng thâm hụt ngân sách, trái phiếu của chính phủ Mỹ có thể bị tụt hạng tín nhiệm.
Ngày 08/02/2010, ông Timothy Geithner bộ Trưởng Tài chính Mỹ lên tiếng bác bỏ và cho rằng việc này sẽ không bao giờ xảy ra ở Mỹ, Chính phủ của ông Obama rất thận trọng và nghiêm túc đối với vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách. Vị bộ trưởng nhấn mạnh, thực tế là mỗi khi có sức ép lên khủng hoảng, các nhà đầu tư đều lựa chọn mua đôla Mỹ và trái phiếu chính phủ Mỹ để tránh rủi ro, điều này cho thấy lòng tin đối với Mỹ và đồng đôla rất lớn.
Các tờ báo ở Mỹ có thái độ lo lắng, thiếu lạc quan hơn và cho rằng ông Tymother không thể nói việc này sẽ không bao giờ xảy ra, nếu như thâm hụt ngân sách của Mỹ tiếp tục cao như vậy, ai có thể can thiệp ngăn không cho trái phiếu chính phủ bị tụt hạng, khi đó còn nước nào muốn cho chúng ta vay. Nếu năng lực vay mượn nước ngoài của Mỹ giảm thì cũng là dấu hiệu suy giảm quyền lực của Mỹ. Vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Mỹ phải đối mặt.
Hãng tin Reuter bình luận, ông Obama đang chịu sức ép lớn là làm thế nào để thuyết phục được các nước tin tưởng vào quy mô phát hành trái phiếu chính phủ và khả năng khống chế được mức thâm hụt ngân sách của Mỹ. Ông Bill Galston nhà bình luận nổi tiếng cho rằng Mỹ đang chơi với lửa, các nước đang chú ý đến sự thất bại về quản lý của chúng ta. Tờ báo hàng ngày của Washington phân tích, đồng đôla Mỹ với vị trí là đồng tiền dự trữ quốc tế và vai trò lãnh đạo toàn cầu của nền kinh tế Mỹ đang bị đe doạ. Trong các khoản chi tiêu của chính phủ Mỹ, cứ 3 đôla Mỹ thì có một đôla Mỹ là tiền vay nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài của Chính phủ cao làm suy yếu địa vị của Mỹ.
Trung quốc là nước mua trái phiếu Chính phủ Mỹ nhiều nhất, trước tinh hình dự toán ngân sách và thâm hụt ngân sách của Mỹ quá lớn, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các lời cảnh báo về việc mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Ngày 08/02/2010, báo tài chính kinh tế hàng ngày của Trung quốc đăng bài: Mỹ ép Trung quốc mua trái phiếu chính phủ, viết về sự thay đổi thái độ của Mỹ với Trung quốc.
Từ tháng 11 năm 2009 Mỹ sử dụng nhiều chính sách mềm dẻo, ca ngợi sức mạnh kinh tế của Trung quốc, ca ngợi mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Trung quốc và Mỹ, ủng hộ chính sách nhất quán một Trung quốc…Mục đích nhằm mượn tiền của Trung quốc để đối phó với khủng hoảng. Đến nay có tới 70% số ngoại hối dự trữ của Trung quốc được đầu tư vào các tài sản bằng đôla Mỹ, trong đó đã mua trên 1.000 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, như vậy trên thực tế Trung quốc đã bị buộc chặt vào cỗ xe đồng đôla Mỹ. Song gần đây, Mỹ có thái độ cứng rắn hơn với Trung quốc, Mỹ quyết định bán vũ khí hiện đại cho Đài loan, tuyên bố sẽ gặp mặt lãnh tụ tinh thần của Tây tạng Đat lai lạt ma tại Washington vào cuối tháng 2/2010, thực hiện việc áp thuế chống bán phá giá 289% với các sản phẩm thép của Trung quốc, phản đối việc quản lý mạng Google của Trung quốc, tuyên bố sẽ đánh tụt hạng của 2 ngân hàng lớn Trung quốc…
Các nhà nghiên cứu Trung quốc cho rằng, nếu tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Mỹ, Trung quốc có thể mắc bẫy, trong tương lai gần 2 hoặc 3 năm tới, đồng NDT có thể trở thành vật hy sinh cho đồng đôla Mỹ.
Phí Đăng Minh
SBV