Đầu tư ra nước ngoài: Kết quả và những vấn đề đặt ra
Việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và việc đầu tư ra nước ngoài trong xu thế toàn cầu hoá, mở cửa hội nhập là một điều bình thường...
Việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và việc đầu tư ra nước ngoài trong xu thế toàn cầu hoá, mở cửa hội nhập là một điều bình thường.
Trên thế giới, Mỹ là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đồng thời là một trong những nước nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài lớn nhất. Trung Quốc hiện cũng là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất (tính đến nay đã có hơn 1,1 nghìn tỷ USD), đồng thời cũng là nước đầu tư ra nước ngoài với số vốn không nhỏ, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Vậy đầu tư trực tiếp của Việt
Theo thời gian, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được tiến hành khá sớm, ngay sau khi có Luật đầu tư nước ngoài và có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Tuy nhiên, số dự án và số vốn đăng ký cũng còn rất ít ỏi. Đã có 30 nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Theo nhóm ngành kinh tế, cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tập trung nhiều hơn cho nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là nông nghiệp và cuối cùng là dịch vụ.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, thì trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng còn những hạn chế và đặt ra những vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết.
Hạn chế nổi bật của việc đầu tư ra nước ngoài là lượng vốn thực hiện còn rất ít. Trong 296,8 triệu USD đăng ký, hiện mới thực hiện được 12,6 triệu USD, mới đạt 4,2% so với tổng số vốn đăng ký. Ngay năm 2002, số vốn đăng ký lên tới 151,8 triệu USD, nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 1,7 triệu USD.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên. Có nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã áp dụng biện pháp lấy dự án nuôi dự án, tức là sau khi có lợi nhuận sẽ không chuyển về nước mà tái đầu tư tại chỗ.
Có nguyên nhân do nhiều dự án của các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư được thành lập nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ hai nước nhưng khi tình hình thực tế bị thay đổi hoặc những ưu đãi trước đây không còn,việc kinh doanh không còn thuận lợi, nên không thực hiện được dự án hoặc việc thực hiện được ít.
Lại có nguyên nhân do tiềm lực của các doanh nghiệp còn bé nhỏ, muốn thực hiện phải vay ngân hàng, nhưng chỉ được vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Có nguyên nhân do một số nước có những quy định rất chặt chẽ về nhập cảnh, giấy phép làm việc cho cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật... Những dự án đầu tư từ 1 triệu USD trở lên phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định, vì vậy phải mất nhiều thời gian để chờ xét duyệt...
TBKTVN