Tin tức
Đối phó với vụ kiện chống bán phá giá giày tại EU: “Trâu chậm sẽ uống nước đục”

Đối phó với vụ kiện chống bán phá giá giày tại EU: “Trâu chậm sẽ uống nước đục”

21/07/2005

Banner PHS

Đối phó với vụ kiện chống bán phá giá giày tại EU: “Trâu chậm sẽ uống nước đục”

Theo Liên minh châu Âu (EU), từ năm 2002 đến quý I năm 2005, số lượng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã tăng đến 79%. Trong khi đó, giá bán/đơn vị sản phẩm lại giảm 30%...

Theo Liên minh châu Âu (EU), từ năm 2002 đến quý I năm 2005, số lượng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã tăng đến 79%. Trong khi đó, giá bán/đơn vị sản phẩm lại giảm 30%. Mặt khác, thị phần giày dép Việt Nam tại thị trường EU tăng từ 11 - 15%. Đó là những lý do chính khiến giày dép Việt Nam bị kiện bán phá giá.ư

 

Công bằng ở đâu ?

Theo đơn kiện của Liên đoàn Ngành công nghiệp giày châu Âu (CEC), Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo số liệu của EU, nếu năm 2002, Việt Nam xuất qua EU 78,1 triệu đôi thì đến năm 2005 ước tính là 139,6 triệu đôi. Còn theo thống kê của CEC, sản xuất giày của EU năm 2004 giảm 10% so với năm 2003. Kể từ năm 2000 số lượng giày do các nước EU sản xuất bắt đầu  tụt xuống dưới con số 1 tỉ đôi/năm và tình trạng này kéo dài đến năm 2004 chỉ còn 705 triệu đôi/năm. Trong khi đó, lượng giày nhập khẩu liên tục tăng từ năm 1998 với 836 triệu đôi/năm lên đến trên 1,62 tỉ đôi vào năm 2004. Năm 2001 là thời điểm đánh dấu lần đầu tiên số lượng giày nhập khẩu vào châu Âu qua mặt số giày được sản xuất tại đây.

 

Các nhà sản xuất giày EU cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng giày sản xuất tại EU là do sự cạnh tranh không công bằng đến từ các nước thứ 3 (trong đó có Trung Quốc, Việt Nam...). Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia trong ngành, sức cạnh tranh của ngành giày da EU giảm sút không phải đến từ yếu tố bên ngoài. Công nghệ mà các nhà sản xuất châu Âu sử dụng dù là hiện đại, tiên tiến nhưng đã qua nhiều năm nên năng suất không còn cao, chi phí cho quản lý quá cao... Nếu "đổ tội" cho các nhà xuất khẩu Việt Nam bán phá giá khiến cho sản lượng sản xuất giày của EU giảm thì các nhà sản xuất EU giải thích thế nào với việc sản lượng giày xuất khẩu của các nước này cũng bị trượt dài suốt 7 năm nay trên các thị trường "ruột" của mình? Nếu như năm 1998 xuất khẩu giày của EU là 234,2 triệu đôi thì đến năm 2004 con số này chỉ còn 166,7 triệu đôi (giảm đều hằng năm). Theo số liệu của chính CEC, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của EU như Mỹ, Canada, Nhật... đều giảm mạnh từ năm 2002-2004. Chẳng hạn thị trường Mỹ giảm đến 22%, Canada giảm 31%, Nhật giảm 15%. Tính chung trên thị trường thế giới, xuất khẩu giày của các nhà sản xuất EU giảm đến 14%.

 

DN Việt Nam đang chậm chạp đối phó

* Trong các vụ kiện chống bán phá giá cá basa và tôm, Mỹ không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Điều này được áp dụng cho tất cả các công ty. Nhưng với EU, khái niệm nền kinh tế thị trường hay phi thị trường sẽ được áp dụng đối với từng công ty. Các luật sư cho rằng điều này sẽ có lợi hơn cho các công ty Việt Nam.

* Theo Lefaso, kim ngạch xuất khẩu giày da vào EU của 5 tháng đầu năm nay giảm 9%, đạt khoảng 650 triệu USD. Kim ngạch 6 tháng giảm 8%. Thị trường các nước EU đều giảm, Đức giảm 28%, Anh giảm 7%, Pháp giảm 24,62%, chỉ riêng thị trường Ý là tăng được 17,27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khẳng định đầu tiên của doanh nghiệp (DN) giày da Việt Nam là không hề bán phá giá. Dù vậy, từ kinh nghiệm các vụ kiện cá ba sa, cá tra, đa số DN giày da đều khẳng định là phải theo đuổi đến cùng. Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) đã có đơn đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) chọn Indonesia làm nước thứ 3 so sánh thay vì Brazil là nước mà bên nguyên đơn chọn. Ông Diệp Thành Kiệt - Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) - cho biết Indonesia có cách thức sản xuất và cơ cấu giá tương đương với Việt Nam. Nếu chọn Brazil thì DN sẽ gặp nhiều bất lợi vì giá thành sản phẩm của nước này cao hơn Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt đầu tiên mà DN Việt Nam phải đấu tranh giành sự công bằng cho mình.

 

Lefaso cũng đang vận động các DN có tiềm lực cả về tài chính lẫn năng lực sản xuất để cùng tham gia vụ kiện. Ông Kiệt lo lắng: "Ngành da giày hầu hết là DN vừa và nhỏ, lợi nhuận không cao. Một DN bỏ ra chi phí cho vụ này khoảng 10.000 USD thì chắc là không chịu nổi. Nhưng dẫu sao cũng phải làm hết cách để thiệt hại giảm đến mức thấp nhất". Theo nhiều nguồn tin, vụ kiện cá basa, cá tra tiêu tốn gần 1 triệu USD, vụ tôm khoảng 3 triệu USD, vụ giày da này, theo dự báo sẽ còn tốn kém hơn nên điều ông Kiệt lo lắng là có cơ sở. Theo nguyên tắc, sau khi vụ kiện kết thúc, nếu bị áp thuế, không chỉ 60 DN nằm trong danh sách bị áp thuế chống bán phá giá mà tất cả mã hàng giày thuộc diện bị kiện có xuất xứ từ Việt Nam đều bị áp thuế, thậm chí mức thuế còn cao hơn những DN tham gia cuộc điều tra. Theo luật sư Lê Công Định - Công ty Luật YKVN - đơn vị đã tư vấn hiệu quả cho VASEP trong vụ kiện cá basa, cá tra - DN không còn cách nào khác là phải liên kết, cùng chia sẻ lợi ích với nhau. Hơn lúc nào hết, DN cần đồng lòng, đồng sức để hợp tác tốt với các điều tra viên.

 

Cho đến lúc này Lefaso vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc chọn luật sư đại diện cho bên VN. Trong khi đó, nhiều DN liên quan đến vụ kiện vẫn còn loay hoay với bảng câu hỏi điều tra vì chưa hiểu hết được và cũng đang chờ luật sư. Đến chiều ngày 17.7, ông Diệp Thành Kiệt cho biết trước mắt hiệp hội đã chọn Công ty Luật YKVN tư vấn trong việc trả lời các bảng câu hỏi điều tra, còn việc chọn luật sư thì... vẫn chưa.

 

Phía nguyên đơn (gồm 814 nhà sản xuất giày ở EU, chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày của khối này) cho rằng, mức phá giá biên của Việt Nam lên gần 130% (Trung Quốc đến gần 400%) khi so với giá Brazil (sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tương tự với các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam đến EU, có sự cạnh tranh trong thị trường Brazil...). Ví dụ giày loại A (giày có mũ bằng da, đế ngoài bằng cao su, plastic hay vật tư thuộc da... không phân biệt nam nữ), giá của Brazil là 19,94 euro/đôi, giá của Trung Quốc là 3,65 euro/đôi và giá của Việt Nam là 8,52 euro/đôi. Cũng theo phân tích này, xu hướng giá trung bình của Trung Quốc và Việt Nam giảm gần 30% và thị phần của Việt Nam tại thị trường EU tăng đột ngột từ 11% lên 15% từ năm 2002 đến quý 1/2005.

TN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh
(cũ: Phường Tân Phú, Quận 7)

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng