Dửng dưng cạnh tranh vì không làm gì... vẫn sống?!!
TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia cao cấp của Bộ Kế hoạch Đầu tư, đã có cuộc trò chuyện về sức ép cạnh tranh và hội nhập.
TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia cao cấp của Bộ Kế hoạch Đầu tư, đã có cuộc trò chuyện về sức ép cạnh tranh và hội nhập.
Cạnh tranh có thể trở thành công việc hàng ngày!
* 2006 chúng ta sẽ phải giảm thuế mạnh hơn khi tham gia AFA, mở cửa thị trường đáp ứng gia nhập WTO...? Vậy, những sức ép mà nền kinh tế Việt
- TS. Lê Đăng Doanh: Chúng ta đang ngày càng hội nhập một cách đầy đủ và sâu sắc hơn vào thị trường quốc tế. Trong đó, chúng ta đã mở cửa về hàng hoá. Năm 2006 sẽ thực hiện các cam kết CEPT của AFA - lần đầu tiên coi như thực hiện đầy đủ. Về lĩnh vực dịch vụ, chúng ta cũng bắt đầu mở cửa. Nhưng có cái cam kết trong Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ chưa thực hiện đầy đủ.
Phải nói rằng cạnh tranh quốc tế là một hiện thực! Nếu bây giờ chúng ta nhìn vào các cửa hàng ở các thành phố, thậm chí ở các chợ đã thấy cạnh tranh là một hiện thực hàng ngày. Các khách sạn hiện nay đang nhập đến 70% lương thực, thực phẩm nước ngoài chứ không có xài nông sản của nhà. Mặc dù chúng ta xuất đi nhiều nhưng nông sản cao cấp lại không chen chân vào được. Số tiền đó có lẽ một năm cũng ngót ngét cỡ vài chục triệu đô. Nhìn ra ngoài thị trường, thấy đầy trái cây, hàng điện tử của các nước khác.
Đấy chỉ là bản nhạc dạo đầu của cạnh tranh!
Sắp tới đây, các cam kết về việc mở cửa hệ thống siêu thị. Các tổ chức về mặt hậu cần, kho bãi, vận tải, bến cảng, đầu tư sẽ mở rộng nữa. Vậy có thể thấy, cạnh tranh trở thành công việc hàng ngày!
Đấy là yếu tố hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt!
Thực thi luật còn khác luật trên giấy
* Phải làm gì để doanh nghiệp và nền kinh tế nâng cao sức cạnh tranh?
- TS. Lê Đăng Doanh: Để nâng cao năng lực cạnh tranh có phần của Nhà nước và có phần của doanh nghiệp. Phần của nhà nước trước hết là luật lệ. Chúng ta, luật lệ trên giấy thì rất tốt, cởi mở và có nhiều cải tiến! Vừa qua, thế giới thừa nhận chúng ta cải tiến nhiều và nhanh! Thế nhưng việc thực thi so với luật trên giấy khác nhiều!
Trước kia muốn đầu tư cứ xem là tỉnh mình có đá vôi thì làm xi măng, có đất thì trồng mía, trồng cao su, chỗ khác tệ quá thì trồng sắn chứ không có tính thị trường ở đâu và ai cạnh tranh với mình! Ngày nay cái đó phải thay đổi một cách cơ bản! |
Thí dụ như các nhà vận tải hàng hoá đều nói rằng: 30% chi phí của chúng tôi là chi phí dọc đường!. Họ muốn nói đến các chi phí bôi trơn, chi phí ông này chào, ông kia chào... Chi phí 30% là quá sức chịu đựng của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn cạnh tranh! Nếu muốn cạnh tranh quốc tế thì không thể nào chấp nhận có những chi phí như vậy!
Thứ hai là chi phí về thời gian - chờ rất lâu. Chúng ta mới giảm được chi phí thời gian về đăng ký kinh doanh, còn những thời gian về nhà đất, xây dựng, kiến trúc, xin đất cát, thủ tục này khác thì phải nói là một cuộc trường chinh vô tận mà chúng ta gặp bất kỳ một doanh nhân nào thì họ cũng đều tỏ vẻ rất mệt mỏi! Nếu như chúng ta tiếp tục làm như vậy thì các doanh nghiệp rất khó cạnh tranh được!
Một điều nữa là giá cả các dịch vụ. Rất nhiều dịch vụ của chúng ta cao bất thường so với khu vực, đặc biệt là giá vận tải. Giá cước viễn thông tuy đã có giảm nhưng vẫn cao hơn mức trung bình. Giá các dịch vụ ở bến cảng của chúng ta rất cao. Trong điều tra của các doanh nghiệp, người ta nói rằng, muốn xin lắp điện, điện thoại, lắp nước đều phải có bôi trơn! Đấy là những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh.
* Để cải thiện tình hình đó, Chính phủ cần làm gì?
- TS. Lê Đăng Doanh: Chính phủ đã có cố gắng rất nhiều và cũng đem lại kết quả từng bước. Nhưng một sự thật là chi phí kinh doanh ở Việt
Thế nhưng người ta vẫn đang háo hức đến Việt
Ở đây có một điều quan trọng mà Nhà nước cần phải làm là cải tiến hơn nữa việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Thủ tướng Phan Văn Khải trước Quốc hội đầu kỳ họp vừa rồi có nói đến quyền của công dân được thông tin. Đấy là một ý tưởng rất là quan trọng! Quyền đó phải được mở rộng ra là doanh nghiệp được thông tin về những vấn đề cần phải quan tâm như quy hoạch. Anh định sửa đổi những quy định của anh, lúc bấy giờ phải cho người ta biết trước!
Không có thời gian nghĩ về cạnh tranh?
* Về phần doanh nghiệp, ông nhận thấy thái độ ứng phó trước hơi nóng cạnh tranh như thế nào?
- TS. Lê Đăng Doanh: Doanh nghiệp có thể phân ra làm 3 loại. Một loại đang phải cạnh tranh như dệt may, du lịch, da giày, cà phê, gạo... Các doanh nghiệp này thì rất hiểu thế nào là cạnh tranh và cũng đang có nỗ lực cải tiến để cạnh tranh. Họ có trình độ khá hơn, cách xử lý tốt hơn tuy rằng vẫn đang còn rất kém về tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Bây giờ ta mua một cái xe Honda, thì hãng này bảo trì, hướng dẫn cho ta dữ lắm! Nhưng mình bán gạo xong rồi coi như thôi, chả quan tâm gì hết nữa!
Đến cái loại thứ hai, lớn nhưng độc quyền như ông điện, ông nước... Anh chui xuống đất hay đi đâu thì vẫn phải dùng! Hành vi của doanh nghiệp độc quyền hiện nay chẳng có cạnh tranh gì cả! Cho nên phải đưa yếu tố cạnh tranh vào. Nếu không có, không những khó cho họ mà còn gây khó cho những doanh nghiệp khác sử dụng dịch vụ của họ cũng chết luôn!
Thứ ba nữa là những doanh nghiệp bé. Họ không đủ vốn, đủ kiến thức để đầu tư, nâng cao công nghệ. Nhiều doanh nhân nói bận bịu đối phó với công việc hàng ngày mất đến 80% thời gian. Họ không có thời gian suy nghĩ đến cạnh tranh!
* Do dâu nhiều doanh nghiệp dửng dưng với cạnh tranh như vậy?
- TS. Lê Đăng Doanh: Ở đây có điểm doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Trong cơ chế hiện nay, cám dỗ kiếm được đặc quyền đặc lợi. Như là quen thân một ông nào đấy xin được miếng đất, xin được giảm giá, được đặc quyền này khác mà tôi không tiện nói chi tiết. Những cái lợi mà việc thân quen đem lại là một cám dỗ lớn hơn rất nhiều so với lại cái cực nhọc phải đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Những nghiên cứu, điều tra cho thấy là việc đầu tư quy trình rất phiền hà! Việc đổi mới công nghệ cần rất nhiều giấy má!
Đặc biệt người lao động trẻ ủng hộ việc đổi mới công nghệ, còn những người nào mà lớn tuổi bắt đầu phản đối dữ! Bởi vì ông sợ đưa máy tự động vào mất chỗ làm. Hay đưa máy vào, ông không ràng tiếng Anh thì không giải quyết được!
Thế thì người giám đốc doanh nghiệp làm được chưa chắc được khen. Trong khi đó ông kia chạy mánh, xin chỗ này chỗ kia được khen nhiều! Ông thân quen xin được miếng đất xong bắn lại cho ông quan chức lại được khen dữ lắm! Thế thì động lực của chúng ta hiện nay đang quá "ẻo" và không phù hợp với yêu cầu cạnh tranh.
Phải chặn những cám dỗ phi chính thức đi!
* Vậy làm sao thay đổi được thực trạng đáng báo động này?
- TS. Lê Đăng Doanh: Rất đáng lo ngại! Làm sao chúng ta phải đảo ngược lại: Người nào năng động, áp dụng khoa học thì người đó được lợi nhiều. Hiện nay, những người đầu tư xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, cạnh tranh được lợi, mới thực sự năng động! Còn những doanh nghiệp trong nước, cám dỗ về đặc quyền, đặc lợi, dựa dẫm, làm những câu chuyện không phù hợp với pháp luật đang lớn lắm! Chính cái này là lực cản chứ còn những khó khăn khác có thể vượt qua!
Nếu như không còn cám dỗ kia nữa thì họ phải đầu tư vào nguồn nhân lực, họ phải đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phải đầu tư cải tiến công nghệ. Hiện nay, đi các doanh nghiệp có thể nhận xét: Có những doanh nghiệp trông rất "xập xệ", nhưng ông giám đốc vẫn rất sang! Ấy là vì ông không làm gì cả, ông cứ chạy mánh xin vài miếng đất, đầu tư chỗ này, bán chỗ kia, thì bảo là có dự án lớn! Ông chia lô, bán lại thì bấy giờ lãi bạc tỷ, còn hơn bao nhiêu người làm ăn lương thiện khác!
Nếu như chúng ta không sửa được cái này, tôi thấy là khó cạnh tranh! Việt
Tất cả chúng ta đều phải nỗ lực vượt bậc, trong đó điều quan trọng là phải chấn chỉnh, chặn những cám dỗ phi chính thức đi! Đẩy và hướng doanh nghiệp vào các nỗ lực đổi mới khoa học công nghệ...
* Liệu những doanh nghiệp bị cám dỗ có sống được khi cơn lốc cạnh tranh đang đến rất gần?
- TS. Lê Đăng Doanh: Lâu nay, họ mơ hồ và dửng dưng với cạnh tranh bởi vì họ không làm gì cả vẫn sống! Họ vẫn có chỗ chạy mánh! Vẫn có chỗ họ được lợi rất nhiều nhờ ô dù! Đấy là tình hình mà theo tôi phải có chính sách cải thiện ngay! Nếu không thì cạnh tranh sẽ đến, và đối với họ rất đột ngột!
Chưa nước nào vì WTO vào mà sập tiệm!
* Có ý kiến cho rằng mình chấp nhận mở cửa thị trường rộng hơn để gia nhập WTO có thể gây ra đổ vỡ cho nền kinh tế. Nhưng cũng có ý kiến, nếu hội nhập chỉ có lợi, làm bớt đi những cám dỗ không minh bạch, doanh nghiệp sẽ trưởng thành. Ông ủng hộ quan điểm nào?
- TS. Lê Đăng Doanh: Theo tôi thì phải mở cửa! Triết lý của tôi là: Phải nhảy xuống sông thì mới học, mới biết bơi! Chứ bây giờ anh cứ đứng trên bờ sông dỗ dành những đứa con được nuông chiều, bảo thôi thì cố lên! Có con nào cố lên đâu! Mà không sửa những điểm cơ bản như vậy thì càng kéo dài, càng bất lợi đối với mình!
Càng hội nhập sớm càng tốt hơn! Tôi cũng nói rằng chưa nước nào vì vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà sập tiệm hết! Không có chứng minh về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn nào bảo rằng, vì vào WTO mà trở nên phá sản cả! Doanh nghiệp chỉ phá sản vì chính sách tài chính sai lầm! Bây giờ các nước mở cửa ra, đúng là có doanh nghiệp liểng xiểng, có những ngành phải điều chỉnh lại. Đồng ý điều chỉnh lại rồi nó tìm cách sống được chứ có phải không sống được đâu!
Cho nên ai đó bảo rằng mở cửa vội vã ra thì thực chất để bảo vệ lợi ích nhóm của một số doanh nghiệp nào đấy riêng biệt chứ hội nhập người tiêu dùng sẽ được lợi rất nhiều! Bởi vì giá sẽ giảm, chất lượng sẽ cao hơn và người ta có sự lựa chọn nhiều hơn!
* Xin cảm ơn ông!
Theo VietNamNet