Gia nhập WTO: "Tuần này sẽ xác định thời gian kết thúc đàm phán với Mỹ"
Về vấn đề đàm phán gia nhập WTO với Mỹ, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự khẳng định thời gian kết thúc đàm phán đó là rất gần đây...
Về vấn đề đàm phán gia nhập WTO với Mỹ, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự khẳng định thời gian kết thúc đàm phán đó là rất gần đây.
Thưa ông, có nguồn tin cho rằng tháng 5 năm 2006 giữa Việt
Hiện nay cả hai bên Việt
Phía Việt Nam cũng nói với phía Hoa Kỳ rằng Việt Nam là nước đang phát triển với trình độ thấp, kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nên cũng mong Hoa Kỳ có cái nhìn thực tế hơn, để có những nhân nhượng sớm kết thúc đàm phán đạt kết quả tốt.
Trong tuần này, chúng tôi sẽ xác định được thời gian kết thúc đàm phán. Và chắc chắn thời gian kết thúc đàm phán đó là rất gần đây. Khi đó, nếu kết thúc đàm phán được với Mỹ, nghĩa là chúng ta cơ bản phải kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước khác và chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện nốt phần đàm phán đa phương.
Tôi nghĩ rằng chúng ta đang cố gắng phấn đấu để năm nay chúng ta hy vọng là sẽ gia nhập được Tổ chức WTO. Còn nguồn tin cho rằng sẽ kết thúc đàm phán ngay trong tháng 5 này thì tôi cho rằng những thông tin đó không phải là của những người trong cuộc.
Ông nghĩ thế nào khi có quan niệm cho rằng hiện nay Nhà nước đang lo hội nhập và doanh nghiệp chưa lo điều này?
Tôi nghĩ điều đó không phải. Doanh nghiệp họ cũng tiến hành hội nhập từ lâu rồi. Bằng chứng là họ bán hàng đến đâu và nhập hàng từ đâu thì đương nhiên họ đã hội nhập ở đó.
Thế còn ở giai đoạn hiện nay thì sự hội nhập đó rõ ràng hơn và quy mô hơn. Không chỉ doanh nghiệp hội nhập mà cả Nhà nước cũng tham gia hội nhập. Nhà nước phải đàm phán và ký kết hội nhập với bên ngoài và căn cứ thoả thuận đó mà doanh nghiệp thực hiện.
Nhưng chúng ta cần phân biệt rõ từng loại doanh nghiệp tham gia hội nhập. Chẳng hạn như những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì họ chuẩn bị hội nhập rất tốt; các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng có chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm cho việc chuẩn bị hội nhập. Vấn đề hội nhập xét một cách toàn diện các doanh nghiệp chuẩn bị chưa được tốt lắm.
Tôi cho rằng phải mất một thời gian nữa các doanh nghiệp này mới chuẩn bị tốt cho hội nhập được. Bởi lẽ, chuẩn bị hội nhập ở đây cũng không đơn giản, nó phải thể hiện được, thứ nhất là chuẩn bị về sản phẩm của doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường trong nước và phát triển cả các thị trường ngoài nước; thứ hai là chuẩn bị về nguồn lực và thứ ba là chuẩn bị về phương tiện trang thiết bị chuẩn bị cho vấn đề công tác quản lý của các doanh nghiệp...
Bước vào cửa của WTO không còn lâu nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranh khốc liệt. Vậy ông có lời khuyên gì đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia hội nhập?
Tôi cho rằng thời gian để chúng ta gia nhập WTO không còn dài. Nhưng từ khi gia nhập chúng ta phải có những lộ trình cho một số ngành hàng, mặt hàng và lộ trình cho thuế từ 3 đến 5 năm. Như vậy, thời gian không cho phép các doanh nghiệp chần chừ nữa.
Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, làm sao hiểu rõ những cam kết của Nhà nước để tranh thủ được những cơ hội mà thực tế mang lại và vượt qua được những thách thức của thời mở cửa.
Thứ hai là các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cũng như nghiệp vụ tổ chức quản lý của mình.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt
Tôi nghĩ rằng xây dựng thương hiệu là cả một quá trình. Có được một thương hiệu nổi tiếng không phải đơn giản. Muốn thương hiệu đó nổi tiếng phải tính đến giá trị của sản phẩm, thị phần của sản phẩm trong xã hội và tương lai của thương hiệu đó ra sao.
Lâu nay các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến phát triển thương hiệu là tốt. Tuy nhiên, quan trọng hơn là số lượng cũng như chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận đến mức nào thì mới có ý nghĩa nhất.
TBKTVN