Tin tức
Giải quyết khủng hoảng nợ quốc gia: ECB "đá bóng" sang các Chính phủ

Giải quyết khủng hoảng nợ quốc gia: ECB "đá bóng" sang các Chính phủ

15/12/2010

Banner PHS

Giải quyết khủng hoảng nợ quốc gia: ECB "đá bóng" sang các Chính phủ

Các nhà hoạch định chính sách của ECB đã và đang ra sức lên tiếng thúc giục các chính phủ hành động để giải quyết vấn đề nợ nần hiện tại. Cuộc khủng hoảng này đã tiêu tốn gần 200 tỷ Euro vào các chương trình cứu trợ cho Hi Lạp và Ireland, đồng thời cũng đặt áp lực nặng nề lên các quốc gia như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng TW châu Âu (ECB) lo sợ rằng, nếu vấn đề nợ nần ngày càng trầm trọng thì họ sẽ bị buộc phải gia tăng hoạt động mua các trái phiếu của ngân hàng.

Theo ông Juergen Stark - 1 trong 6 thành viên ban điều hành của ECB cho biết “Điều quan trọng trong cuộc khủng hoảng hiện tại là các chính phủ nên hành động theo đúng phạm vi trách nhiệm của họ và áp dụng các giải pháp đúng đắn. Chúng tôi không có trách nhiệm về các chính sách tiền tệ. Chỉ thị của chúng tôi không nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chính phủ trong việc tái cấp vốn cho các khoản nợ của họ”.

Theo ông Stark, ECB đã được giao phó nhiệm vụ duy trì các mức giá ổn định tại khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone). Do đó, ông phủ quyết những ý kiến cho rằng ngân hàng nên mở rộng các mục tiêu và năng động hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Theo nguyên tắc, điều các bạn sẽ hỏi đến là tình trạng lạm phát cao hơn. Chúng tôi có chỉ thị rõ ràng để duy trì ổn định giá cả. Đòi hỏi về những mục tiêu khác sẽ là quá tải đối với ECB” - ông Stark cho biết.

Nhận định về ý kiến cho rằng những người nắm giữ trái phiếu lĩnh vực tư nhân sẽ phải chấp nhận những thua lỗ trong trường hợp vỡ nợ quốc gia, ông Stark cho biết “Điều quan trọng cần nhấn mạnh là sự tham gia của các chủ thẻ lĩnh vực tư nhân bất cứ khi nào được xem xét cũng phải hoàn toàn tuân theo những tiêu chuẩn được quốc tế phê duyệt và đặc biệt phù hợp với thông lệ của IMF”. Ông Ewald Nowotny - một nhà hoạch định chính sách của ECB tại Australia có cùng quan điểm với ông Axel Weber - giám đốc ngân hàng Bundesbank rằng các nhà đầu tư tư nhân nên góp phần vào việc chi trả cho bất kỳ khoản cứu trợ nào của khu vực Eurozone. Trong khi đó, ông Lorenzo Bini Smaghi - thành viên khác trong ban quản trị của ECB lại cho rằng việc ép các nhà đầu tư tư nhân phải chịu các hình phạt sẽ gây bất ổn cho các thị trường tài chính và thúc đẩy đầu cơ.

Ông Stark cũng đã bác bỏ ý kiến của ông Jean-Claude Juncker và Giulio Tremonti cho rằng việc phát hành trái khoán khu vực Eurozone có thể là một cách giúp khu vực này thoát khỏi khủng hoảng. Sự hạ thấp giả tạo các tỷ lệ lãi suất sẽ làm nản lòng các chính phủ liên quan và do đó nên được tránh. “Trái khoán châu Âu sẽ không giải quyết các vấn đề mang tính cấu trúc mà một số quốc gia đang phải đương đầu” - ông Stark cho biết. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng nhu cầu về các quy định của ECB giành cho ngân sách của EU sẽ nghiêm ngặt hơn. Ông đã chỉ trích các thỏa hiệp được tạo ra trong các đề xuất cho các quy định mới của Ủy ban này sau khi một thỏa thuận giữa Đức và Pháp bác bỏ các kế hoạch được ECB ủng hộ cho các hình phạt bán tự động. Theo ông, nếu sự cai quản kinh tế đã đủ ngặt nghèo và việc tuân theo các quy định về ngân sách đã được thi hành nghiêm chỉnh, thì khi đó thậm chí sẽ không cần tới một cơ chế cứu trợ thường trực nào. Nói về Hi Lạp, ông cho rằng chương trình kinh tế  vốn đã là một điều kiện tiên quyết cho gói cứu trợ EU/IMFnày, nhìn chung, vẫn đang được thực hiện.

Mặc dù vậy, ông Stark cũng lên tiếng cảnh báo về một quan điểm sai lầm liên quan tới an ninh và cho rằng Hi Lạp đã đối mặt với một áp lực nặng nề và lâu dài trong việc điều chỉnh nền kinh tế của họ. Ông cho biết “Hi Lạp cần tiếp tục những cải tổ về cấu trúc nhằm tạo ra một nền tảng tốt cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và chúng ta hoàn toàn nhận ra điều đó. Đó cũng không phải là một nhiệm vụ trong ngắn hạn.” Theo ông, những trì hoãn trong việc chuẩn bị cho những biện pháp cải tổ cấu trúc nên được giải quyết một cách mau chóng. Tuy nhiên, ông cũng gọi quá trình này cho đến bây giờ là “rất đáng tin tưởng”. Trả lời trước ý kiến về việc gia hạn hoàn trả cứu trợ của Hi Lạp, ông Stark cho rằng rất nhiều lựa chọn được thảo luận để tránh việc quốc gia này phải trả lại ngay tức khắc khoản nợ lớn như vậy. “Theo nguyên tắc, điều này có thể được thực hiện bằng cách kéo dài thời hạn hoàn trả cho các khoản nợ hiện tại hay phê chuẩn một thỏa thuận mới” - ông cho biết.

Bùi Huyền

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng