Giới thiệu nội dung Luật Chứng khoán
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI, nhiệm kỳ (2002-2007), Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Dự án Luật Chứng khoán trình Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua...
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI, nhiệm kỳ (2002-2007), Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Dự án Luật Chứng khoán trình Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua.
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK).
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BAN HÀNH LUẬT CHỨNG KHOÁN
Việc ban hành Luật Chứng khoán trong thời điểm hiện nay hết sức quan trọng:
1. Luật Chứng khoán ra đời góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trường ở nước ta, quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước thể hiện trong Nghị Quyết Trung ương khoá IX cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt
2. Luật Chứng khoán ra đời khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và TTCK (Nghị định 144), đồng bộ hoá với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà Quốc hội đã thông qua. Điều này hết sức quan trọng vì tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các nhà đầu tư.
3. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường: công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
4. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện cho TTCK phát triển nhanh và bền vững; tăng cường khả năng huy động vốn của Chính phủ, các doanh nghiệp trên TTCK cho đầu tư phát triển; tạo cơ hội đầu tư cho công chúng nhằm tăng nhanh luồng luân chuẩn vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ làm cho các doanh nghiệp minh bạch. Điều này góp phần làm cho nền kinh tế của chúng ta minh bạch.
5. Luật Chứng khoán tạo điều kiện TTCK Việt
II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN
Luật Chứng khoán bao gồm 11 chương và 136 Điều với các nội dung cơ bản như sau:
1. Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
a) Luật Chứng khoán có phạm vi điều chỉnh rộng, quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ về chứng khoán và TTCK.
Riêng về hoạt động đầu tư chứng khoán, để thống nhất với Luật Đầu tư vừa được Quốc hội thông qua, Luật Chứng khoán thống nhất điều chỉnh đối với hoạt động đầu tư gián tiếp (mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hoặc thông qua quỹ đầu tư đầu tư chứng khoán) của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
b) Đối tượng áp dụng của Luật Chứng khoán là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên TTCK Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và TTCK.
Luật Chứng khoán được áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK Việt Nam, tuy nhiên có quy định trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
2. Về giải thích từ ngữ:
Luật Chứng khoán đưa ra những khái niệm, thuật ngữ cơ bản về chứng khoán và TTCK, bao gồm: khái niệm về chứng khoán, thị trường giao dịch chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng, kinh doanh chứng khoán... Những khái niệm này được xây dựng trên cơ sở tham khảo Luật Chứng khoán của một số nước, tư vấn của các chuyên gia nước ngoài như chuyên gia của Dự án STAR, GTZ để bảo đảm chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt
3. Về quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK
Luật Chứng khoán thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cấp các loại giấy phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TTCK. Trong Luật quy định rõ UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính có chức năng và thẩm quyền nhất định như cấp các loại giấy phép, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động chứng khoán và TTCK... nhằm bảo đảm tính độc lập cần thiết và thực quyền của UBCKNN trong việc quản lý, giám sát thị trường. Bộ Tài chính thực hiện chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và chỉ đạo UBCKNN thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, chế độ về chứng khoán và TTCK.
4. Về chào bán chứng khoán ra công chúng
Luật Chứng khoán thống nhất điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, quy định cụ thể về điều kiện chào bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng. Đồng thời Luật quy định giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể về điều kiện chào bán chứng khoán đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; về chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác.
Riêng đối với việc phát hành trái phiếu Chính phủ hiện nay được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách. Do vậy, tại Luật này miễn trừ việc đăng ký chào bán ra công chúng đối với trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, việc niêm yết, giao dịch trái phiếu Chính phủ trên Sở GDCK, Trung tâm GDCK phải tuân theo quy định của Luật Chứng khoán.
5. Về công ty đại chúng
Một nội dung mới trong Luật Chứng khoán là quy định về công ty đại chúng và các nghĩa vụ của công ty đại chúng phải tuân thủ như nghĩa vụ công bố thông tin, quản trị công ty ... Việc đặt ra các quy định về công ty đại chúng nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi (kể cả các doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán ra công chúng từ trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực hoặc phát hành riêng lẻ nhiều lần theo quy định của Luật Doanh nghiệp mà trở thành công ty đại chúng) phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Về hoạt động chào mua công khai, để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc chào mua thâu tóm doanh nghiệp, tránh việc các công ty đại chúng bị thâu tóm một cách không công bằng, không công khai và bảo vệ các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp bị thâu tóm, Luật Chứng khoán quy định việc chào mua công khai phải báo cáo UBCKNN và chỉ được thực hiện sau khi UBCKNN chấp thuận và đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện.
6. Về thị trường giao dịch chứng khoán
Luật quy định Sở GDCK, Trung tâm GDCK là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mô hình tổ chức và hoạt động giữa Sở GDCK và Trung tâm GDCK cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau về hàng hoá và phương thức giao dịch.
Trong Luật quy định Sở GDCK có chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán đủ điều kiện niêm yết tại Sở GDCK theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở GDCK. Trung tâm GDCK tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết tại Sở GDCK theo phương thức thoả thuận và các phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm GDCK. Chứng khoán niêm yết tại Trung tâm GDCK được giao dịch tại công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm GDCK theo quy chế của Trung tâm.
Về điều kiện niêm yết tại Sở GDCK, Trung tâm GDCK, trong Luật chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về điều kiện niêm yết; còn quy định cụ thể về mức vốn điều lệ, số năm có lãi, số lượng cổ đông nắm giữ… do Chính phủ hướng dẫn vì theo kinh nghiệm của các nước, tiêu chuẩn niêm yết là do Sở GDCK, Trung tâm GDCK quy định sau khi được UBCK chấp thuận. Đồng thời, trong điều kiện của Việt
7. Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Về tổ chức và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán: Giống như Sở GDCK và Trung tâm GDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng được tổ chức theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Chứng khoán, có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Thành viên lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán là các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điều kiện như về trang thiết bị, về hoạt động kinh doanh… được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.
Luật quy định chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế về đăng ký và lưu ký tập trung, khắc phục được tình trạng các nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp chứng chỉ chứng khoán. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi biến động sở hữu, cũng như thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán và tiến tới thực hiện chính sách phi vật chất chứng khoán như một số nước đã tiến hành.
8. Về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
- Luật quy định công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp do UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được quy định rõ ràng, chi tiết trong Luật bao gồm điều kiện về trụ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, có đủ số vốn pháp định và Giám đốc hoặc tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề. Riêng điều kiện về mức vốn pháp định sẽ do Chính phủ quy định cụ thể vì đây là chỉ tiêu định lượng có thể thay đổi theo tình hình phát triển của thị trường.
- Về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Luật quy định công ty chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
- Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho các cá nhân có đủ điều kiện (đây cũng là một điểm mới so với cơ chế hiện hành). Chứng chỉ hành nghề không có thời hạn và chỉ có giá trị khi người có chứng chỉ hành nghề làm việc tại một công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ. Luật quy định trách nhiệm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải báo cáo UBCKNN về những người hành nghề tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đó và định kỳ các cá nhân hành nghề phải bồi dưỡng, đào tạo chứng khoán để cập nhật những quy định, những nghiệp vụ mới.
9. Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát
Luật quy định về các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Đại hội nhà đầu tư; Điều lệ quỹ; giải thể quỹ; các quy định hạn chế đối với quỹ đại chúng; quy định về quỹ mở, quỹ đóng.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, Luật Chứng khoán quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán (thực chất là quỹ đầu tư chứng khoán dạng pháp nhân) được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đầu tư vào chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán trong Luật này là loại hình công ty mới, hiện chưa có ở Việt Nam, tổ chức và bộ máy của công ty này mang tính đặc thù cao, do vậy trong Luật chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về việc thành lập và hoạt động của loại hình công ty này còn các nội dung cụ thể sẽ do Chính phủ hướng dẫn để đảm bảo tính thực thi và phù hợp với tình hình thực tế.
Về ngân hàng giám sát, Luật Chứng khoán không đặt ra các quy định về cấp phép đối với ngân hàng giám sát mà chỉ quy định ngân hàng giám sát thực hiện giám sát việc quản lý quỹ đại chúng chỉ khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.
10. Công bố thông tin
Luật Chứng khoán dành một chương quy định về đối tượng và phương thức công bố thông tin; nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán… và Sở GDCK, Trung tâm GDCK. Các đối tượng này khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN về nội dung thông tin được công bố. Nội dung và phương thức công bố thông tin của từng đối tượng do Bộ Tài chính quy định.
11. Thanh tra và xử lý vi phạm
Để bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi vi phạm và hạn chế rủi ro trên TTCK, hạn chế đến mức thấp nhất việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán, trong Luật quy định rõ quyền hạn của UBCKNN trong việc thực hiện các biện pháp thanh tra thị trường và xử lý các hành vi vi phạm, theo đó quy định rõ các căn cứ, điều kiện, biện pháp tiến hành thanh tra về hoạt động chứng khoán và TTCK, quyền và nghĩa vụ của đối tượng chịu sự thanh tra TTCK.
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK: Trong Luật quy định cụ thể về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và hình thức xử lý tương ứng với từng hành vi vi phạm. Riêng về mức tiền xử phạt được quy định trong văn bản dưới Luật cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ và quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
12. Về giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và bồi thường thiệt hại
Luật Chứng khoán quy định nội dung và nguyên tắc giải quyết tranh chấp; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK, quy định cụ thể về trách nhiệm của UBCKNN trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về kinh tế do việc vi phạm pháp luật chứng khoán có quyền khởi kiện để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây thiệt hại phải bồi thường.
III. VIỆC CHUẨN BỊ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT CHỨNG KHOÁN
Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Để đảm bảo có thể thực hiện ngay các quy định khi Luật chứng khoán có hiệu lực, Bộ Tài chính đã và đang tiến hành các công việc sau:
1. Dự thảo 03 Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, bao gồm: Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định quy định về tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của UBCKNN, Nghị đinh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK;
2. Dự thảo các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính dưới hình thức Thông tư hoặc Quyết định ban hành quy chế đối với những vấn đề cụ thể để đảm bảo tính đồng bộ, tập trung các quy định về chứng khoán và TTCK.
Dự kiến các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sẽ được hoàn chỉnh trình Chính phủ trong tháng 11/2006.
3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức và cá nhân liên quan (dự kiến vào tháng 12/2006), đồng thời chuẩn bị các nội dung cần thiết để Luật Chứng khoán được thực thi từ ngày
UBCKNN