Hàng dệt may Trung Quốc "thống lĩnh" thị trường thế giới!
Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng thế giới, trong vòng ba năm sau khi hủy bỏ chế độ hạn ngạch, Trung Quốc sẽ chiếm ít nhất 50% thị phần thương mại dệt may toàn cầu...
Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng thế giới, trong vòng ba năm sau khi hủy bỏ chế độ hạn ngạch, Trung Quốc sẽ chiếm ít nhất 50% thị phần thương mại dệt may toàn cầu.
Luật sư Brenda Jacobs của Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may Mỹ đánh giá kế hoạch tám điểm mới đây của phía Trung Quốc là tín hiệu tích cực cho thấy chính phủ nước này đang cố gắng tìm kiếm biện pháp giải tỏa mối lo ngại về sức mạnh xuất khẩu hàng dệt may của nước này.
Trung Quốc áp thuế nhằm hạn chế xuất khẩu chủng loại hàng dệt may giá rẻ, có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho các nhà sản xuất của
Tuy nhiên, biện pháp của Trung Quốc có thể trở thành vấn đế hóc búa mới đối với các nhà nhập khẩu Mỹ vốn đang phải vật lộn với chi phí vận chuyển gia tăng và tình trạng bất ổn chung chung quanh quá trình chuyển đổi sắp tới sang "thế giới phi hạn ngạch".
Trung Quốc rồi đây sẽ tăng dần sức cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng may mặc giá cao ở Mỹ, châu Âu và một số thị trường khác: Lấy thí dụ ở những năm 70, các hãng sản xuất của Nhật Bản nhất trí hạn chế xuất khẩu ô tô giá rẻ, chuyển hướng tập trung sang các chủng loại ô tô cao cấp và hiện chi phối thị trường Mỹ.
Peter Morici, chuyên gia về thương mại của Đại học
Người phát ngôn Bộ Thương mại Mỹ Mary Brown Brewer cho rằng thông báo hôm 12/12 của Trung Quốc "dường như đã thừa nhận những quan ngại" về khả năng xuất khẩu hàng dệt may của nước này sẽ gia tăng ồ ạt.
Tuy nhiên, bà Brewer cũng nhấn mạnh thực tế là "Trung Quốc chưa công bố chi tiết ý định của mình". Chính quyền Bush sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và các nước khác nhằm bảo đảm "quá trình chuyển đổi có trật tự từ hệ thống hạn ngạch dệt may".
Các nhà sản xuất hàng dệt may Mỹ nói rằng họ không tin tưởng vào lời hứa của Trung Quốc và sẽ tiếp tục cuộc chiến ngăn cản hàng nhập khẩu từ nước này, kể cả việc đệ đơn yêu cầu chính phủ Mỹ áp đặt biện pháp kiềm chế. Lioyd Wood, người phát ngôn của Liên minh hành động thương mại sản xuất Mỹ, nói: "Chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường đối với Trung Quốc".
Nhiều nhà sản xuất của Trung Quốc đã nâng cấp máy móc và tận dụng tối đa năng lực sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng hàng xuất khẩu.
Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu kinh tế dệt may Trung Quốc, từ đầu năm đến tháng 10, sản lượng hàng dệt may của Trung Quốc đã tăng 25% so với năm 2003.
Nhiều nước châu Á được đánh giá có năng lực cạnh tranh như
TBKTVN