Hấp dẫn cổ phiếu ngân hàng
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) vừa phải chuyển một phần bộ phận ngân quỹ xuống tầng trệt, nơi có mặt bằng rộng hơn, đủ chỗ cho khách hàng giao dịch. Bộ phận ngân quỹ cũng kiêm luôn việc nhận gửi và rút tiết kiệm đối với những khoản tiền lớn...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) vừa phải chuyển một phần bộ phận ngân quỹ xuống tầng trệt, nơi có mặt bằng rộng hơn, đủ chỗ cho khách hàng giao dịch. Bộ phận ngân quỹ cũng kiêm luôn việc nhận gửi và rút tiết kiệm đối với những khoản tiền lớn.
Eximbank đang thực sự hồi sinh với số lượng khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp tăng từng ngày, lợi nhuận tám tháng đầu năm vượt 140 tỉ đồng. Điều này thúc đẩy các nhà đầu tư tìm mua cổ phiếu Eximbank, làm thị trường cổ phiếu ngân hàng vốn đã “nóng” càng thêm “nóng”.
Lợi nhuận cao “ngất ngư”
Trong vòng chưa đầy tám tháng, cổ phiếu Eximbank đã tăng từ mức 1,13 lần lên 1,9 lần mệnh giá nhờ giải quyết gần hết các khoản nợ quá hạn. Sau khi thu hồi được 136 tỉ đồng nợ quá hạn của Công ty Việt Hà, số nợ còn lại của công ty này được khấu trừ cho Eximbank bằng tài sản thế chấp là đất đai.
Đến cuối năm, dự kiến nợ quá hạn của ngân hàng sẽ chỉ ở mức 1-2% sau khi Eximbank dùng toàn bộ lợi nhuận để bù đắp nợ (khoảng 200 tỉ đồng). Với thương hiệu mạnh, cộng thêm ưu thế về kinh doanh ngoại hối và việc mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian gần đây, Eximbank hoàn toàn có khả năng trở thành một trong ba ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt
Eximbank không phải là trường hợp duy nhất. Hầu hết các ngân hàng cổ phần đều kinh doanh hiệu quả với lợi nhuận tăng từ 30-70% so với cùng kỳ năm ngoái. Sacombank dự kiến lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 300 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế của ACB khoảng một tỉ đồng/ngày. Những ngân hàng khác như Techcombank, Quân đội, Đông Á, SaigonBank, lợi nhuận sáu tháng đầu năm đều từ 60-100 tỉ đồng.
Đông Á, SaigonBank đang “bành trướng” trong lĩnh vực thẻ, biến các máy rút tiền tự động ATM thành “ngân hàng dịch vụ không người” và chuẩn bị phát hành thẻ Visa, MasterCard quốc tế. Bà Trần Thị Việt Ánh, Tổng giám đốc SaigonBank, cho biết các chức năng của thẻ Visa và thẻ SaigonBank sẽ cùng chung trên một thẻ. Đông Á và SaigonBank cũng đang hoàn tất những bước cuối cùng về công nghệ thẻ để kết nối với mạng China union Pay của Trung Quốc.
Theo ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Đông Á, ngân hàng này đã thuê được một đường truyền riêng và đang thử nghiệm trước khi các máy ATM chính thức chấp nhận thẻ của khách du lịch Trung Quốc. Năm nay cũng là năm Đông Á đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng như trụ sở chính ở Phú Nhuận, đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động cho công ty chi trả kiều hối. Hơn một phần ba lượng kiều hối chuyển về các tỉnh phía
Hiệu quả kinh doanh cao đã tạo cho cổ phiếu các ngân hàng sức hấp dẫn hơn hẳn các cổ phiếu trên sàn. Cổ phiếu ACB đang được mua bán trên thị trường tự do với giá bằng 3,8 lần mệnh giá; Sacombank 2,8 lần; Đông Á 2,3 lần; Quân đội 1,75 lần, Techcombank trên 2 lần.
Giá cổ phiếu những ngân hàng “bậc trung” có lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm chừng 20-50 tỉ đồng như Phương Đông, Phương Nam, TMCP Sài Gòn (SCB), VPBank, Quốc tế VIB, Đệ Nhất, Nam Á cũng được các nhà đầu tư xếp hàng chờ mua.
Thậm chí, người ta còn “chen nhau” mua cổ phần của những ngân hàng mới ra khỏi thời kỳ “kiểm soát đặc biệt” và bắt đầu vươn lên như Tân Việt, Gia Định, Hàng Hải…
Hàn thử biểu của nền kinh tế
Ông Dominic Scriven, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, nhận xét: “Không phải các cổ phiếu niêm yết, mà chính cổ phiếu ngân hàng đang là hàn thử biểu của nền kinh tế Việt
Ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế và nếu ngân hàng tiếp tục “ăn nên làm ra” thì nó tiếp tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài lý do hiệu quả kinh doanh cao, cổ phiếu ngân hàng còn chứa đựng hàng loạt những yếu tố thuận lợi khác thu hút vốn của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Trước hết, quy mô thị trường cổ phiếu ngân hàng lớn gấp nhiều lần quy mô thị trường chứng khoán. Tổng số cổ phiếu niêm yết trên sàn tính theo mệnh giá hiện khoảng 1.300 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của riêng Sacombank đã là 1.250 tỉ đồng. Còn nếu xét về giá trị vốn hóa (tính theo giá cổ phiếu đang giao dịch hiện hành), thì tổng giá trị toàn bộ cổ phiếu niêm yết cũng chỉ ngang ngửa giá trị cổ phiếu ACB.
Giá trị vốn hóa của tất cả các ngân hàng cổ phần trên địa bàn Tp.HCM hiện vào khoảng 15.000 - 16.000 tỉ đồng, tương đương một tỉ Đôla Mỹ. Thị trường chứng khoán Việt Nam phải mất nhiều năm nữa mới có được giá trị cổ phiếu niêm yết lớn như vậy!
Mặt khác, nhìn dưới góc độ doanh nghiệp, ngân hàng cổ phần là những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Hơn nữa, ngân hàng cổ phần có nhiều khả năng trở thành đối tượng nền tảng của thị trường chứng khoán vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Sự niêm yết của các tổ chức tín dụng cổ phần chỉ còn là vấn đề thời gian.
Một nhà đầu tư nước ngoài, mười năm trước đã bỏ tiền mua cổ phần của VPBank và chứng kiến thời điểm cổ phiếu VPBank rớt chỉ còn 0,22 lần mệnh giá. Bây giờ ông đang quan sát sự lên giá trở lại của cổ phiếu VPBank ở mức 1,3 lần mệnh giá. Mười năm là quá dài, vậy mà hiện nay, ông cho biết nếu Ngân hàng Nhà nước cho phép, ông tiếp tục bỏ thêm tiền vào ngân hàng này.
Niềm tin của ông từ đâu? Ông nói: “Sự phát triển ngân hàng là một trong những điều kiện tiên quyết phát triển đất nước. Ở Việt Nam, hoạt động của các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ nên mô hình quản trị của các ngân hàng tốt hơn quản trị của các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt
Hiện tại, các nhà đầu tư còn nhiều cơ hội để bỏ tiền vào ngân hàng do các tổ chức tín dụng cổ phần tiếp tục tăng vốn điều lệ. Năm tới cơ hội đầu tư sẽ còn lớn hơn khi Vietcombank và Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL cổ phần hóa. Sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ không giảm bớt khi một số ngân hàng nước ngoài đã bày tỏ ý định công khai trở thành cổ đông chiến lược của các tổ chức tín dụng Việt
TBKTSG