Hồ tiêu Việt Nam lại có cơ hội khởi sắc
Theo Uỷ ban gia vị quốc tế, sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2006 sẽ giảm khoảng 8%, từ 323.800 tấn xuống còn 294.770 tấn. Thị trường hồ tiêu thế giới cầu sẽ lớn hơn cung. Đây là cơ hội lớn mở ra cho ngành hồ tiêu Việt Nam...
Theo Uỷ ban gia vị quốc tế, sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2006 sẽ giảm khoảng 8%, từ 323.800 tấn xuống còn 294.770 tấn. Thị trường hồ tiêu thế giới cầu sẽ lớn hơn cung. Đây là cơ hội lớn mở ra cho ngành hồ tiêu Việt
Nguyên nhân làm cho sản lượng hồ tiêu thế giới năm nay giảm chủ yếu do tình hình thời tiết không thuận lợi, các loại vật tư đầu vào, chi phí cho cây tiêu đều tăng, vì vậy diện tích bị thu hẹp; không được đầu tư chăm sóc, sâu bệnh có cơ hội phát triển, năng suất giảm sút.
Dù khó khăn vẫn không bỏ trồng tiêu
Trong khi đó ở Việt
Năm nay, mặc dù mưa xuất hiện rải rác sớm hơn mọi năm, bù lại thời tiết nắng nóng gay gắt nên việc phơi tiêu sau thu hoạch khá thuận lợi. Nhờ vậy, sản lượng tiêu tuy có giảm nhẹ, nhưng 6 tháng đầu năm 2006 Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu 67.143 tấn, bỏ rất xa 5 nước xuất khẩu lớn là ấn Độ, Brazil, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka. Lượng tiêu xuất khẩu vào hầu hết các thị trường đều tăng cao: châu Mỹ tăng 58%, châu Âu tăng 37%, châu á tăng 62%, châu Phi 31%. Đặc biệt thị trường Mỹ, một trong những thị trường khó tính nhất cũng đạt mức tăng trưởng rất cao 66%.
Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá xuất khẩu năm nay khá ổn định và được duy trì ở mức cao, do các doanh nghiệp rút được kinh nghiệm không chào bán tiêu ồ ạt như những năm trước. Nếu, giá trung bình tháng 3/2005 tiêu đen 500 g/l khoảng 18.300 đồng/kg đối với thu mua nội địa; 1.170 USD/tấn (giá FOB) xuất khẩu, thì các mức giá trên vào tháng 3 và đầu tháng 4/2006 là 18.700 đồng/kg và 1.205 USD/tấn.
Từ tháng 6, giá thị trường hạt tiêu thế giới có xu hướng tăng lên. Giá hạt tiêu Việt
Một quan chức của ngành thương mại dự báo: Việt Nam đã xuất khẩu khá nhiều hồ tiêu trong 6 tháng đầu năm 2006, nên 6 tháng cuối năm có thể sẽ không còn nhiều hàng nữa. Những khó khăn mà ngành tiêu đã và đang gặp phải là cơ sở cho nhận định trên.
Năm nay, sâu bệnh phát triển một cách nhanh chóng tại các vùng trồng tiêu trọng điểm như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Một điều đáng lo ngại khác, trong khi các thị trường tiêu thụ lớn có yêu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng hạt tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm thì hầu hết nông dân trồng tiêu Việt
Người trồng tiêu vẫn giữ thói quen thu hoạch tiêu khi chỉ mới có 10% quả chín, gây khó khăn cho việc chế biến tiêu trắng, tiêu sọ. Sau thu hoạch, nông dân chưa chú trọng đến khâu phơi tiêu làm lẫn nhiều tạp chất. Khi phơi xong nông dân lại đem bảo quản hạt tiêu trong bao PP, có lớp trong là bao PE dẫn đến sản phẩm dễ bị nấm mốc, bốc nóng... là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nhanh, các phản ứng hoá học xảy ra làm giảm chất lượng của tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhà "vô địch" về số lượng hạt tiêu xuất khẩu luôn luôn có giá thấp hơn tiêu các nước 100 - 200 USD/tấn.
Ổn định và nâng cao vị thế tiêu Việt
Tuy chưa có con số cụ thể, nhưng ước tính năm nay diện tích tiêu giảm khoảng 10%. Riêng Bình Phước, tỉnh có nhiều diện tích tiêu nhất nước, hiện còn khoảng 13.441 ha, giảm gần 1.000 ha so với đỉnh cao hồi 2003. Có những người như ông Liêu Đình Lan (Lộc Ninh) "cầm cự" được với cây tiêu, nhưng không ít hộ như bà Trần Thị Huỳnh (Bình Long) phá cả vườn tiêu 800 nọc thay vào đó là trồng dâu tằm.
Vì, theo bà Huỳnh, gia đình không đủ sức duy trì sự sống cho mỗi nọc tiêu. Với thời giá như hiện tại, theo bà con nông dân, giá tiêu phải được nâng lên 30.000- 35.000 đồng/kg thì người trồng tiêu mới sống được với cây tiêu.Một câu hỏi đặt ra: "Nếu như thị trường tiêu thế giới năm nay cung đủ cầu thì ngành hồ tiêu Việt Nam có đạt được kết quả khả quan như 6 tháng đầu năm 2006?" Câu trả lời chắc rằng không.
Ngược lại, có thể rơi vào tình cảnh ảm đạm như niên vụ trước. Lý do vì hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới, trong khi đó ở trong nước ngành tiêu phát triển thiếu tính bền vững từ sản xuất, chế biến đến kinh doanh.Mặc dù, từ năm 2002 Việt Nam đã vươn lên trở thành nước dẫn đầu và đến nay vẫn chiếm một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới, từ 21/3/2005 trở thành thành viên của Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC), nhưng cho đến nay trước ngưỡng cửa WTO vẫn chưa có thương hiệu hồ tiêu "Made in Việt Nam".
Lâu nay Việt Nam vẫn xuất khẩu hạt tiêu thô, 2 - 3 năm trở lại đây nhận thức được tầm quan trọng của tiêu xuất khẩu nên nhiều doanh nghiệpđã mạnh dạn đầu tư các dây chuyền sản xuất tiêu sạch, chế biến hồ tiêu.
Đến nay có 6 doanh nghiệp là Intimex, Trường Lộc, Fonexim, Vinaharris, Tấn Hưng và Maseco đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp khác là Thanh Hà, Pitco, Phượng Hoàng, Tô Ngọc Thành, Duy Tân, Vĩnh Hiệp và Haprosimex có dây chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá...).
Theo nhận xét của ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam thì các nhà máy chế biến hồ tiêu Việt Nam đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về tài chính nên việc đầu tư cho công nghệ có nhiều khó khăn. Khó khăn khác là những thị trường lớn, như EU, Mỹ, Nhật Bản... luôn khó tính với gia vị chế biến từ các nước đang phát triển.
TBKTVN