Khơi rộng "kênh" kiều hối
Kiều hối vẫn được xác định là nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế. Năm nay, kiều hối đạt mức kỷ lục, nhưng quan trọng hơn là nguồn lực này đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai...
Kiều hối vẫn được xác định là nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế. Năm nay, kiều hối đạt mức kỷ lục, nhưng quan trọng hơn là nguồn lực này đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai.
Năm 2005, lượng kiều hối chuyển về Việt
Chính sách cởi mở, dịch vụ cạnh tranh
Trong những năm gần đây, chính sách kiều hối được điều chỉnh theo hướng ngày càng cởi mở hơn, tạo thêm thuận lợi cho cả người gửi và người nhận. Nếu trước đây lượng ngoại tệ gửi về bị kiểm soát, người nhận phải chịu thuế thu nhập, cơ chế thành lập dịch vụ kiều hối khá ngặt nghèo, thì nay, lượng ngoại tệ gửi về không bị hạn chế số lượng, người nhận cũng không cần phải đến ngân hàng, không phải đóng thuế, không phải mất phí.
Đặc biệt, từ tháng 8/2003, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập công ty kiều hối trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có; điều kiện thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để xúc tiến các kênh kiều hối cũng thuận lợi hơn.
Cuối tháng 9/2005, Thủ tướng cũng đã ký quyết định nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trong các công ty cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (trong đó có Việt kiều) lên 49%, thay vì mức 30% trước. Đây là một cơ chế mới được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Việt kiều đánh giá cao sau nhiều kiến nghị và thời gian chờ đợi.
Ngoài ra, việc cho phép Việt kiều trở về nước mua nhà, đất cũng đã bước đầu được triển khai, tạo thêm kênh dẫn vốn chính thống với khối lượng lớn.
Chính sách cởi mở, dịch vụ kiều hối có điều kiện phát triển mạnh trong vòng 2 năm qua, đặc biệt là trong năm 2005. Số đơn vị thực hiện dịch vụ này đã tăng từ 30 - 40 đơn vị lên gần 100 đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước.
Ngoài Công ty kiều hối Đông Á (trực thuộc Ngân hàng Đông Á - EAB), Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng XNK (Eximbank) chiếm ưu thế trên thị trường kiều hối, trong năm 2005, một số "gương mặt" mới về dịch vụ cũng đã bước đầu có bước phát triển mạnh cả về chất lượng lẫn số lượng. Điển hình nhất là Ngân hàng quốc tế (VIB Bank), chỉ trong một tháng cuối năm đã kết nối 2 kênh chuyển tiền nhanh quy mô lớn từ gần 100 quốc gia trên thế giới về Việt Nam.
Trong khi đó, Công ty thương mại Eden (một trong những đại diện tiêu biểu của Western union - công ty toàn cầu về kiều hối tại Việt Nam), lại đặt mục tiêu phát triển 1.000 điểm chi trả kiều hối khắp cả nước trong năm 2005. Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) cũng không ngừng phát huy thế mạnh với khoảng 2.200 chi nhánh, điểm chi trả kiều hối trên toàn quốc.
Sự cạnh tranh phát triển mạng lưới chi trả trong năm 2005 là một tiền đề cho bước đột phá kiều hối ngay trong năm 2006 tiếp theo.
Cạnh tranh quyết liệt nhất tập trung ở cuộc đua giảm phí kiều hối. Người nhận tiền không cần phải mở tài khoản ở ngân hàng, không cần đến điểm chi trả của dịch vụ và cũng không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào, thậm chí còn có quà tăng kèm theo. Người gửi cũng đang được hưởng những dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng với mức phí ngày càng giảm.
Cách đây 3, 4 năm, mức phí kiều hối có thể lên đến 3,5% lượng tiền chuyển, thì nay, có thể được giảm xuống từ 0,2 - 0,5% tùy theo mỗi lượng tiền. Mức phí hiện nay cũng đã thể hiện được sức cạnh tranh đáng kể với các dịch vụ kiều hối "ngoại tuyến".
Cùng với chính sách quản lý cởi mở hơn, phí dịch vụ giảm đã và sẽ góp phần hút lượng ngoại tệ về Việt
|
Tăng giá trị về chiều sâu
Năm 2005, nhập siêu của cả nước dự báo trên dưới 5 tỷ USD. Trong khi đó, chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 3,8 tỷ USD, giúp bù đắp gần 60% thâm hụt cán cân thương mại và tạo ra một nguồn cung ngoại tệ đáng kể cho thị trường.
So với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được trong năm 2005, khoảng 5,4 tỷ USD, thì kiều hối năm nay cũng tương ứng trên 70% với mức thặng dự gần như tuyệt đối 100%.
Những so sánh trên khẳng định tầm quan trọng của nguồn lực kiều hối, nhưng quan trọng hơn, kiều hối đang ngày càng thể hiện giá trị ở chiều sâu đời sống xã hội. Thay vì để cải thiện đời sống như trong giai đoạn trước, kiều hối đang thực sự khẳng định ở xu hướng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Ở một số thị trường mới mang tính khơi nguồn trong năm 2005 như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia, kiều hối chủ yếu tập trung chuyển về khu vực nông thôn. Đây là những thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt
Với những thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Australia, kiều hối thực sự là một kênh dẫn vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh cụ thể trong nước. Kiều hối đang dịch chuyển sang hướng tạo lập những "đầu cầu" mang lợi ích lâu dài.
Lượng doanh nghiệp được thành lập mới tăng mạnh trong cả nước, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, một phần xuất phát từ nguồn ngoại lực này. Trong năm 2005, chỉ tính riêng Tp.HCM, bình quân mỗi tuần có 250 doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó có tới 90% là các công ty TNHH và công ty tư nhân. Đây là địa phương có tốc độ doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập mới đứng đầu cả nước và cũng là địa phương có lượng kiều hối lớn nhất (chiếm khoảng 3 tỷ USD trong năm 2005).
Trong năm 2005, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài. Nhiều ý kiến cho rằng cần có một nguồn vốn lớn để giải quyết khó khăn này, trong đó cần đề cao nguồn lực của kiều hối. Việc cho phép Việt kiều mua nhà, đất ở trong nước sẽ làm cho thị trường bất động sản nhộn nhịp trở lại và có thể thu hút được một lượng lớn ngoại tệ; kiều hối cũng vì thế phát huy được giá trị ở tầm vĩ mô hơn thay vì những đầu tư nhỏ lẻ và mang tính cá thể.
Tuy nhiên, qua 4 năm triển khai Nghị định 81/2001/NĐ-CP, mới chỉ có khoảng 60 trường hợp Việt kiều được mua nhà ở trong số hàng nghìn đơn đăng ký. Dự kiến, trong thời gian tới, với Luật nhà ở đi vào đời sống, số Việt kiều được mua nhà ở trong nước sẽ tăng lên. Theo đó, lượng kiều hối qua các kênh chính thức trong những năm tới có thể sẽ vượt qua con số 5 tỷ USD.
TBKTVN