“Khủng hoảng tài chính” sẽ tiếp diễn tại các nước hạng AAA
Moody cho rằng mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính sắp kết thúc, nhưng các quốc gia có mức xếp hạng tín dụng AAA vẫn phải nỗ lực tìm kiếm nguồn kinh phí để giảm bớt các khoản nợ công khổng lồ.
Một trong những thách thức lớn mà các quốc gia có mức xếp hạng tín dụng AAA như Mỹ, Anh, Pháp, và Đức gặp phải có thể là tốc độ và tính bền vững của đà tăng trưởng kinh tế và xu hướng lãi suất trong tương lai. Cả hai trở ngại này đều ảnh hưởng đến khả năng quản lý các gánh nặng nợ nần khổng lồ được cho là kết quả của cuộc khủng hoảng tại các quốc gia nói trên. Tuy nhiên Moody nhấn mạnh rằng trước mắt vẫn chưa có bất kỳ yếu tố rủi ro nào ảnh hưởng đến mức xếp hạng của 17 quốc gia đang được đánh giá AAA.
Bản báo cáo còn liệt kê chi tiết tình hình của 8 quốc gia có mức xếp hạng tín dụng loại AAA – trong đó 4 quốc gia còn lại là Australia, Luxembourg, New Zealand và Thụy Sỹ.
Nhiều nước thừa nhận đã để nguồn tài chính công ngày càng phình to sau khi tung ra hàng loạt gói giải cứu ngân hàng và cắt giảm doanh thu thuế, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nghiêm trọng diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Điều này làm dấy lên mối quan ngại sâu sắc về khả năng tụt bậc trong bảng xếp hạng tín dụng quốc gia. Nếu vậy, các quốc gia này sẽ gánh chịu chi phí cao hơn khi đi vay tiền mặt cũng như hỗ trợ cho các khoản thâm hụt.
Moody cho biết thêm, ba thách thức lớn mà 8 quốc gia có xếp hạng tín dụng loại AAA gặp phải là đối phó với sự mất cân đối tài chính, nỗ lực duy trì đà phục hồi kinh tế và đương đầu với lãi suất cao trong thời gian dài.
Dường như mọi người bắt đầu hoài nghi về mức độ bền vững của sự phục hồi. Tăng trưởng kinh tế sẽ là một yếu tố quan trọng quan trọng trong việc hỗ trợ công cuộc cải cách tài chính.
Trên thực tế, các nước có nền kinh tế tiên tiến hàng đầu thế giới đã cắt giảm lãi suất để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Anh và Mỹ được Moody công nhận là hai nước có nền kinh tế rất “linh hoạt”. Điều này có nghĩa là “tình hình tài chính công đang suy giảm đáng kể. Và vì vậy có thể test mức xếp hạng AAA, nhưng theo quan điểm của Moody, cần phải có khả năng phản ứng tương xứng để vượt qua thách thức và phục hồi trở lại.
Theo nhận xét của Moody, từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào cuối năm 2007, Ireland là quốc gia duy nhất đánh mất mức xếp hạng tín dụng loại AAA.
Moody đánh giá Ireland là nước có nền kinh tế “dễ bị ảnh hưởng” và vấn đề tài chính công của nước này “dường như đang bị kéo quá căng đến nỗi đánh mất khả năng phục hồi trở lại hạng AAA.”
Trong khi đó, các thị trường cũng đang bi quan về tình hình tài chính của Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor hôm Thứ Hai 07/12 cũng đã quyết định hạ thấp đánh giá tín dụng dài hạn của hai nước này xuống “hạng tiêu cực” và bày tỏ sự bi quan về khả năng tăng cường tài chính công và giảm bớt nợ nần.
Đầu năm nay, Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cũng cảnh báo Anh là nước có nguy cơ đánh mất mức đánh giá tín dụng AAA lớn nhất do các khoản nợ công cao ngất trời.
Uy Danh (Theo AP)