Khủng hoảng tài chính thế kỷ không phải lỗi tại Fed
Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke vừa khẳng định rằng lãi chính sách lãi suất thấp mà Fed vẫn duy trì là rất đúng thời điểm và không phải là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự bùng nổ của bong bong bất động sản.
Theo đó, Fed đã đặt ra chính sách lãi suất trong ngắn hạn để hỗ trợ nền kinh tế phát triển. Sau một loạt các vụ khủng bố và sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ hồi năm 2001, Fed đã mạnh tay cắt giảm lãi suất từ 6,5% vào cuối năm 2000 xuống còn 1% vào năm 2003 trong một lộ trình được tính toán kỹ.
Sau đó, khi tình hình kinh tế ổn định trở lại và tăng trưởng khá, Fed lại bắt đầu tăng lãi suất, tiến sát mốc 5,25% vào tháng 6/2006.
Tiếp đến, để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế kỷ năm 2008 - 2009 thì Fed lại cắt giảm xuống còn gần 0%.
Tuy nhiên, có nhiều chỉ trích xung quanh việc hạ lãi suất của Fed trong khoảng thời gian khá dài và cho rằng điều đó đã khiến tạo ra bong bóng nhà đất - ngọn nguồn của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế kỷ.
Theo các ý kiến chỉ trích này thì từ năm 2002 cho đến năm 2006, chính sách lãi suất đã dẫn đến làn song đầu cơ mạnh mẽ khiến giá nhà đất tăng đột biến tạo bong bóng.
Giá nhà đất leo thang dẫn cũng dẫn đến làn sóng thế chấp BĐS ngày một nhiều, ngân hàng chịu thua lỗ hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Ben Bernanke đã nhấn mạnh rằng lãi chính sách lãi suất thấp mà Fed vẫn duy trì là rất đúng thời điểm và không phải là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự bùng nổ của bong bóng bất động sản.
“Chính sách tiền tệ mà Fed đưa ra trong giai đoạn đó không phải là không thích đáng, chính sách này đã đưa ra mục tiêu trung hạn góp phần phát triển kinh tế đất nước”, ông nói.
Ông cho rằng bong bóng nhà đất là kết quả của làn sóng thế chấp bất động sản tăng mạnh và đã vô hình dung làm giảm khoản lãi phải trả hàng tháng, theo đó cũng làm giảm chất lượng của khoản vay.
Điều này dẫn đến việc người dân cứ ồ ạt mua được nhà mặc dù giá nhà đất vẫn cứ tăng ào ạt. Một khi giá nhà đất sụt giảm, những khoản thế chấp trước đây không thể đủ chi trả và gây thất thoát cho hệ thống ngân hàng.
Nhật Vy (Theo CNN, Financial Times, Bloomberg)
Vietnamnet