Tin tức
“Lệ làng”… chờ xét lại

“Lệ làng”… chờ xét lại

05/05/2004

Banner PHS

“Lệ làng”… chờ xét lại

Phỏng vấn ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Theo điều lệ của Hiệp hội, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được tham gia với điều kiện người đại diện là người Việt Nam. Nhưng theo Nghị định 88, các doanh nghiệp đó lại phải "ngoài vùng phủ sóng”.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đang đóng vai trò tạo môi trường kinh doanh, tạo khối đoàn kết cũng như giải quyết vướng mắc giữa các doanh nghiệp. Nhưng, hiệp hội này đang gặp khó khăn trong vấn đề thành phần thành viên.

Bộ Tài chính vừa ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ông có nhận định gì về chế tài này?

Khi có quy định, có cơ sở pháp lý, việc quản lý của các ban ngành chức năng sẽ cụ thể hơn. Nhưng, theo tôi, các mức phạt được đưa ra cũng chưa thật sự thích đáng. Mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng đối với quy mô của một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo hiểm, thì không đáng kể.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, giá trị của chính sách này rất lớn. Đó là thông qua việc xử phạt các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm sẽ có tác động rất lớn tới ý thức của họ. Họ sẽ phải ý thức và chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh tốt hơn bởi việc xử phạt không chỉ dừng lại ở giá trị kinh tế, lớn hơn, uy tín của họ bị ảnh hưởng.

Uy tín là vấn đề sống còn với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, hiệu quả đến trực tiếp từ uy tín của tên tuổi, dịch vụ. Trong trường hợp vi phạm, tổn hại về uy tín có thể tác động rất lớn tới tâm lý khách hàng.

Tóm lại, dù giá trị kinh tế từ quy chế xử phạt không lớn đối với quy mô doanh nghiệp nhưng có tác động tích cực trong ý thức bảo vệ uy tín của họ.

Như vậy, các hình thức cạnh tranh không lành mạnh vốn đang tồn tại trong kinh doanh bảo hiểm sẽ giảm?

Tôi tin là thế. Mỗi cá nhân, mỗi đại lý và mỗi doanh nghiệp hiểu rằng khi có chế tài này, các nhà quản lý sẽ có cơ sở để giải quyết triệt để các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Việc xử lý sẽ thông qua biên bản rõ ràng sẽ tốt hơn trong việc công khai. Và tất nhiên, công khai liên quan đến uy tín và tên tuổi, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Theo hướng này, môi trường và hoạt động kinh doanh sẽ được cải thiện nhiều và lành mạnh hơn.

Tất nhiên là ngoài chính sách này còn phải phối hợp đồng bộ với các công tác quản lý khác.

Ngoài ra, cũng phải nói thật là đã kinh doanh là phải có cạnh tranh, thậm chí cạnh tranh khắc nghiệt, cạnh tranh để lấy động lực phát triển. Kinh doanh bảo hiểm vẫn đang tồn tại một số nhược điểm quan trọng như cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ phí bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm quá mức dẫn đến mất hoặc khó có khả năng tái bảo hiểm, cuối cùng phải tái bảo hiểm cho những công ty tái bảo hiểm chưa có độ an toàn cao… Chúng tôi phê phán kiểu cạnh tranh này, thực tế là ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi họ mua bảo hiểm với phí cạnh tranh thấp không đảm bảo an toàn nếu tổn thất xẩy ra.

Vai trò của Hiệp hội trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi không tham trực tiếp trong việc xử phạt các doanh nghiệp, nhưng hiệp hội lại có vai trò quan sát, phát hiện và kiến nghị các biện pháp khắc phục. Chúng tôi nắm được hoạt động của các thành viên, hiểu họ để có tư vấn, có những điều chỉnh nhất định trong hướng vận động cho một môi trường lành mạnh.

Vai trò của hiệp hội được xác định ở vị trí cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và giữa các doanh nghiệp với nhau. Trên thực tế, sau bốn năm hoạt động, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã bảo đảm được vai trò này. Nói rõ hơn là vai trò “thổi còi” khi thấy manh nha xuất hiện một vấn đề tiêu cực nào đó.

Trong trường hợp có những tranh chấp căng thẳng và mức độ nghiêm trọng giữa các doanh nghiệp như tranh chấp thị trường, khách hàng…, Hội sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải. Mục đích của chúng tôi là thỏa thuận hợp lý giữa các bên. Với cách này, trong thời gian qua, những tranh chấp cơ bản được giải quyết qua thỏa thuận, tránh được tình huống phải cần tới tòa án…

Khi thực hiện vai trò đó, Hiệp hội có gặp những khó khăn gì không, thưa ông?

Về cơ bản, chúng tôi rất thuận lợi do có sự ủng hộ và hợp tác của các thành viên. Hiện nay, cơ cấu tổ của Hiệp hội đã kiện toàn và phát huy hiệu quả. Đã có 20 thành viên thuộc các thành phần kinh tế tham gia với 6 ban chuyên môn cùng gần 200 cán bộ làm việc bán chuyên trách. Đây cũng là điều kiện tốt để chúng tôi tham gia phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm trong hoạt động bảo hiểm nói chung và ở các thành viên nói riêng.

Nhưng, theo Nghị định 88 của Chính phủ, thành viên Hiệp hội sẽ gặp nhiều hạn chế?

Đúng. Đây không chỉ là bức xúc của riêng chúng tôi mà còn của nhiều hiệp hội khác, như Hiệp hội Thép chẳng hạn….

Theo nghị định này, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài chØ được tham gia Hiệp hội víi t­ c¸ch lµ thµnh viªn liªn kÕt. Chúng tôi cho rằng, chính sách này ch­a phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Tuy rằng, có một số hiệp hội khác ủng hộ chính sách đó, nhưng phải tuy theo lĩnh vực và tính chất hoạt động của các hiệp hội cụ thể.

Với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong số 20 thành viên thì có tới 11 thành viên là có yếu tố nước ngoài. Như vậy, theo Nghị định 88 và Thông tư 01 thì điều gì sẽ xy ra? Chúng tôi cho rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài sẽ tạo thêm tính tập thể và hợp tác trong hoạt động kinh doanh. Sự tham gia của họ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, biết người, biết mình, từ đó cùng họ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để phát triển.

Ngoài ra, một nguyên nhân khách quan để chúng tôi bảo vệ ý kiến của mình là yêu cầu trong quá trình hội nhập më cña của ngành bảo hiểm. Tham gia WTO, lộ trình Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ… sẽ khiến số doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Việc họ tham gia hiệp hội là một quyền liên quan đến quyền đối xử quốc gia, và là nhu cầu tất yếu.

Riêng với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, điều lệ đã được quy định cụ thể là người đại diện của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài khi tham gia hiệp hội phải là người Việt Nam.

Nhưng trong trường hợp này không thể có “lệ làng”…

Chúng tôi cũng đã kiến nghị các ban ngành liên quan cho phép kéo dài thời gian đại hội nhiệm kỳ để chuẩn bị. Mong muốn của chúng tôi hiện nay là Chính phủ sẽ xem xét lại để có những quy định cụ thể, phù hợp với từng loại hình hiệp hội, đặc biệt là các hiệp hội doanh nghiệp… Tôi cho rằng sự phù hợp đó sẽ có ý nghĩa lớn trong mục đích tạo mối quan hệ tốt giữa các doanh nghiệp cũng như góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.

Trong trường hợp phải thực hiện theo quy định của Nghị định 88, các thành viên có yếu tố nước ngoài sẽ phải chuyển sang kiểu thành viên liên kết. Nhưng chắc chắn là họ khó chấp nhận bởi họ không có quyền biểu quyết hoặc phủ quyết. Tôi cho rằng, hiệp hội với các thành viên như hiện nay đã được thành lập 4 năm rồi, điều đó có tính lịch sử, Nhà nước nên công nhận tính lịch sử đó.

TBKTVN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng