Lợi nhuận của ngân hàng quốc doanh có bền vững?
Các ngân hàng nước ngoài, cổ phần, liên doanh đang kinh doanh có lời. Còn hoạt động của ngân hàng quốc doanh có thật sự hiệu quả hay không là câu hỏi vẫn chưa được trả lời chính xác...
Các ngân hàng nước ngoài, cổ phần, liên doanh đang kinh doanh có lời. Còn hoạt động của ngân hàng quốc doanh có thật sự hiệu quả hay không là câu hỏi vẫn chưa được trả lời chính xác.
Ngân hàng quốc doanh đang mất dần thị phần
Cho đến cuối năm 2004, thị phần tuyệt đối của chiếc bánh tín dụng (Việt
Thế nhưng nay thị phần này đã thay đổi: tổ chức tín dụng cổ phần 16%; nước ngoài 11%; liên doanh, công ty thuê mua tài chính, quỹ tín dụng... 5%; quốc doanh 68% (thống kê của Ngân hàng Nhà nước). Ở Tp.HCM, nơi tập trung đông đảo các tổ chức tín dụng, thị phần của ngân hàng quốc doanh còn “khiêm tốn” hơn: nước ngoài + liên doanh 22%; cổ phần 33%; quốc doanh 45% (số liệu của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM).
Ngân hàng quốc doanh vẫn là kênh cho vay lớn nhất các dự án cơ sở hạ tầng và sản xuất quy mô lớn. Song các ngân hàng cổ phần đã bắt đầu đồng tài trợ một số dự án và xu hướng này đang tăng lên. Một số tổ chức tín dụng cổ phần có nguồn vốn huy động khá lớn và có khả năng tài trợ những dự án hạng trung cỡ 100 tỉ đồng.
Tuy nhiên, với đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và cá nhân với những khoản vay chưa lớn, cộng với áp lực từ cổ đông, các ngân hàng cổ phần thẩm định dự án kỹ hơn, quản lý việc sử dụng cũng như thu hồi vốn hiệu quả hơn. Nợ quá hạn của khối ngân hàng cổ phần chỉ 1,5-2% tổng dư nợ, trong khi lợi nhuận vượt 20-30% chỉ tiêu đề ra.
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những thành công đáng ghi nhận trong cạnh tranh cũng như thâm nhập sâu hơn vào thị trường tài chính nội địa. Tổng lợi nhuận trước thuế của 33 chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài với vốn pháp định khoảng 600 triệu Đôla Mỹ, đạt gần 1.200 tỉ đồng, tăng hơn 50% so với năm trước đó.
Hãy thử tính toán: 1.200 tỉ đồng tương đương 75 triệu Đôla Mỹ. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, lợi nhuận sau thuế khoảng 56,3 triệu Đôla Mỹ. Như vậy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn 56,3/600 gần bằng 9,4%.
Theo một chuyên gia ngân hàng, tỷ lệ 9,4% chưa phải là cao so với hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại các quốc gia trong khu vực, nơi mà lợi nhuận trung bình phải từ 12% mới được coi là cao. Song, điều đáng quan tâm là năm vừa qua lần đầu tiên ba ngân hàng nước ngoài ANZ, Standard Chartered Bank, HSBC đã đầu tư vào ba ngân hàng cổ phần nội địa. Đây là dấu ấn thành công rõ nét nhất của ngân hàng nước ngoài tại Việt
Lợi nhuận có đủ bù đắp rủi ro?
Các ngân hàng quốc doanh, cho dù thị phần đang bị thu hẹp, vẫn nắm vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ. Một quan chức Ngân hàng Nhà nước “bật mí” tổng chênh lệch thu chi của tổ chức tín dụng quốc doanh khoảng 12.000 tỉ đồng, gấp 10 lần lợi nhuận trước thuế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tuy nhiên, nợ quá hạn của ngân hàng quốc doanh lại gần 13 lần cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng nước ngoài (chỉ có 0,06% tổng dư nợ). Theo quy định mới về đánh giá nợ, nợ quá hạn của toàn hệ thống ngân hàng quốc doanh hiện khoảng 7,7% tổng dư nợ. Có ý kiến cho rằng con số này cao hơn, chừng 10%.
Dẫn đầu về nợ quá hạn, ngân hàng quốc doanh đang phải đối mặt với thực tế lợi nhuận không đủ bù đắp rủi ro. Hiện nay, quy định trích dự phòng rủi ro (DPRR) của Việt Nam và quốc tế chênh nhau cỡ 10% (thí dụ theo thông lệ quốc tế, một ngân hàng phải trích DPRR 3.000 tỉ đồng, thì theo quy định Việt Nam, họ chỉ phải trích 2.700 tỉ đồng).
Nhưng ngay cả theo quy định Việt
Tuy vậy, khi trao đổi với báo giới lãnh đạo các ngân hàng quốc doanh cho biết họ vẫn đang kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn và lợi nhuận của họ đang gia tăng mạnh mẽ. Lợi nhuận trước thuế năm 2005 của Vietcombank, như ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc, cho biết ước đạt 1.700 tỉ đồng, trích DPRR 1.300 tỉ đồng. Đến nay tổng DPRR của Vietcombank lên đến 2.000 tỉ đồng.
Ngân hàng Công thương năm nay có mức lợi nhuận gấp đôi năm ngoái, 2.050 tỉ đồng, sau khi trích DPRR 1.510 tỉ đồng, còn lại 540 tỉ đồng.
Ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Tổng giám đốc Trần Bắc Hà nói: “Lợi nhuận của chúng tôi tăng 15% so với năm trước. Ngân hàng đã trích DPRR được 50% so với kế hoạch phải trích đến năm 2007. Hiện tổng DPRR của BIDV là 4.700 tỉ đồng, trong đó có 2.000 tỉ đồng trích từ lợi nhuận năm nay”.
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNNo), theo ông Võ Tiêm Hồng, Trưởng phòng Nguồn vốn, tăng 59,3% so với năm 2004. “Năm vừa qua là năm đầu tiên NHNNo trích DPRR theo khả năng tài chính và mức trích bằng cả năm năm trước cộng lại. Cụ thể, chúng tôi đã trích DPRR được 5.104 tỉ đồng, đã xử lý 4.271 tỉ đồng nợ. Số nợ còn lại 1.311 tỉ đồng sẽ xử lý tiếp khi điều kiện cho phép”, ông Hồng nhấn mạnh.
Vấn đề là hiện nay các ngân hàng quốc doanh và Ngân hàng Nhà nước chưa có được một con số thống nhất, chính xác về nợ quá hạn của khối ngân hàng quốc doanh. Thực trạng nợ xấu của ngân hàng quốc doanh là bao nhiêu, theo tiêu chuẩn nào vẫn chưa có những công bố rõ ràng. Minh bạch hóa tình hình tài chính của tổ chức tín dụng quốc doanh, do đó, trở thành việc ngày càng khó khăn hơn.
NHNNo công bố nợ quá hạn chính thức chỉ có 2,3% tổng dư nợ và Sở Giao dịch ngoại tệ của NHNNo năm nay lãi 510 tỉ đồng, trong khi vài tháng trước báo chí đã đăng tải chuyện sở này lỗ gần 500 tỉ đồng do kinh doanh ngoại hối. Độ tin cậy của các chỉ số do các ngân hàng quốc doanh công bố đến đâu, có lẽ chỉ những ngân hàng đó biết.
Như vậy, một trong những trọng tâm của ngân hàng quốc doanh không phải chỉ là gia tăng lợi nhuận, mà là kiểm soát tốt hơn, giảm với tốc độ nhanh hơn các khoản nợ xấu. Lợi nhuận của ngân hàng Việt
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng quốc doanh, vì thế, có lẽ không chỉ thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận, trích DPRR, mà quan trọng hơn là tỷ lệ nợ quá hạn và số nợ xấu tuyệt đối.
TBKTSG