Tin tức
Mỹ và “vấn đề Trung Quốc”

Mỹ và “vấn đề Trung Quốc”

08/06/2005

Banner PHS

Mỹ và “vấn đề Trung Quốc”

Tiến sĩ Jing-dong Yuan thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Monterey (Mỹ) có bài viết nhận định về quan hệ Trung-Mỹ hiện nay trên báo Asia Times ngày 7-6. Xin trích dịch giới thiệu với bạn đọc...

Tiến sĩ Jing-dong Yuan thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Monterey (Mỹ) có bài viết nhận định về quan hệ Trung-Mỹ hiện nay trên báo Asia Times ngày 7-6. Xin trích dịch giới thiệu với bạn đọc

 

Trung Quốc (TQ) đang ngày càng trở thành tâm điểm chú ý của các nhà lập pháp Mỹ và các nhà phân tích chiến lược. Dù cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell mùa hè qua đã nhận xét rằng quan hệ giữa hai nước là tốt nhất kể từ chuyến thăm TQ vào năm 1972, Tổng thống Richard Nixon, chính quyền Bush nhiệm kỳ II thường xuyên phản ánh những suy nghĩ của Quốc hội Mỹ về vấn đề TQ, dù Washington cam kết duy trì mối quan hê hợp tác với Bắc Kinh.

 

Theo sự nhìn nhận của Washington, “vấn đề TQ” lộ rõ trong nhiều lĩnh vực mà giữa hai nước đang ngày càng bất hòa. Đứng hàng đầu là điều mà các nhà lập pháp Mỹ coi là nỗ lực cố ý của Bắc Kinh giữ giá đồng nhân dân tệ (yuan) thấp. Được gắn kết với đồng USD kể từ năm 1994, đồng yuan giá thấp bị coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào những căn bệnh của kinh tế Mỹ: Các khoản thâm hụt ngân sách quá lớn và sự thất thoát việc làm.

 

Các nhà lập pháp Mỹ ngày càng lo ngại về sức mạnh đang tăng của TQ và sự mở rộng ảnh hưởng không có lợi cho Mỹ. Bản báo cáo sắp được công bố của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của TQ một lần nữa coi TQ là một đối thủ cạnh tranh chiến lược. Bắc Kinh được nhìn nhận là đang theo đuổi một lịch trình khu vực nhằm loại trừ Washington, từ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đến hội nghị cấp cao Đông Á sắp đến. Bắc Kinh cũng được đánh giá là quyết đoán hơn ở Đông Á, bằng chứng là việc thông qua luật chống ly khai mới đây.

 

Ngoài ra, TQ cũng đang xây dựng và củng cố các mối quan hệ ở 2 khu vực Mỹ “lơ là”: châu Phi và vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ ở Mỹ Latinh. Quả thật, có những cảnh báo rằng cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và sự can thiệp vào AfghanistanIraq đã dẫn đến sự gia tăng sức mạnh của TQ mà cuối cùng sẽ là một thách thức cho Mỹ ở tầm mức khu vực và toàn cầu.

 

TQ là một nước tiêu dùng ngày càng lớn và quan trọng đối với nhiều loại tài nguyên. Cơn khát năng lượng và nhu cầu nuôi sống 1,3 tỉ dân sẽ đẩy giá cả lên cao và dẫn đến sự cạnh tranh khắc nghiệt đối với các nguồn dự trữ và cung cấp khoáng sản có hạn cần cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và một cuộc sống thoải mái hơn. Các công ty TQ đang mua cổ phần và thiết lập quan hệ đối tác ở châu Phi, Trung Á, Mỹ Latinh và thậm chí là Canada.

 

Ngay cả trong lĩnh vực hai nước có thể thật sự hợp tác, Washington cũng ngày càng trở nên bất nhẫn với cách xử lý vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Với ảnh hưởng kinh tế TQ hiện có, Mỹ kỳ vọng Bắc Kinh gây áp lực lớn hơn để đưa CHDCND Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán 6 bên.

 

Những mô tả trên đây có thể gây hoang mang cho nhiều người. Nhưng chúng cũng có thể gây nhầm lẫn bằng việc thổi phồng hay bóp méo những thực tế. Đồng yuan bị định giá thấp. Nhưng các căn bệnh kinh tế Mỹ sẽ không thể dứt nếu Mỹ không giải quyết một số vấn đề mang tính cơ cấu và cơ bản, bao gồm lãi suất tiết kiệm thấp hơn. Xuất khẩu của TQ có thể bị thay thế bằng những nước khác trả lương thấp hơn, tương tự như việc TQ thay thế các tiểu hổ Đông Á cách đây một thập kỷ.

 

Chính sách ngoại giao láng giềng tốt của TQ, bao gồm việc xúc tiến các định chế an ninh đa phương, được thúc đẩy chủ yếu bằng sự quan tâm xóa bỏ những lo ngại về “mối đe dọa TQ” và phát triển các môi trường bền vững phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.

 

Nỗ lực của TQ bảo đảm an ninh năng lượng không phải là những “phác họa quỷ quyệt”. Xem xét quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng và sản xuất năng lượng nội địa, việc Bắc Kinh quan tâm đến việc tìm kiếm các nguồn cung và đa dạng hóa năng lượng là điều tự nhiên. Quyền lợi Mỹ có thể được bảo đảm tốt hơn nếu giúp TQ tăng cường hiệu quả và bảo tồn năng lượng và phát triển một quan hệ đối tác nhằm đáp ứng các nhu cầu năng lượng đang gia tăng. Cách tiếp cận của TQ đối với cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là sự phản ánh chính sách an ninh nhằm cân bằng sự ổn định, vấn đề phổ biến hạt nhân và quan hệ của TQ với các nước trong khu vực, kể cả CHDCND Triều Tiên.

 

TQ đang nổi lên. Điều đó được nhìn thấy và chấp nhận. Người ta có thể nghĩ rằng Washington hẳn coi TQ là một “vấn đề”, từ đó đề ra một chính sách phù hợp. Nhưng TQ cũng là một cơ hội. Biến TQ thành một đối tác hòa bình, thịnh vượng và có trách nhiệm sẽ phục vụ cho các quyền lợi cơ bản của Mỹ, khu vực và thế giới.

NLĐ

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng