Tin tức
Ngành giày thiếu da

Ngành giày thiếu da

29/12/2005

Banner PHS

Ngành giày thiếu da

Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu giày dép, năm 2005 đạt kim ngạch xấp xỉ 3 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành da giày Việt Nam đang đối mặt với hai hạn chế rất lớn...

Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu giày dép, năm 2005 đạt kim ngạch xấp xỉ 3 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành da giày Việt Nam đang đối mặt với hai hạn chế rất lớn.

 

Thứ nhất là yếu kém về năng lực thiết kế mẫu và công tác xúc tiến phát triển thị trường, thứ hai là tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu bò trong nước (đặc biệt là da bò thuộc), hầu hết các doanh nghiệp sản xuất da giày phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

 

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 11/2005, ông Peter Kern, chuyên gia tư vấn sản phẩm da giầy của Công ty Messe Duesseldorf (Cộng hòa Liên bang Đức) đã có nhận xét những thế yếu của giầy da Việt Nam so với thế giới.

 

Cụ thể là chất lượng còn kém, chưa có ngành công nghiệp phụ trợ (sản xuất đế giầy, mũi giầy...) phát triển, nguồn nguyên liệu trong nước thiếu rất lớn, nguyên liệu da thuộc chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, thiết kế sản phẩm chưa bắt kịp nhu cầu thị trường thế giới, hầu hết các nhà máy sản xuất đồ da chưa có phương pháp hệ thống để phát triển bộ sưu tập của mình và cuối cùng là còn copy xu hướng mới về thiết kế, kiểu dáng, mẫu mã giầy dép hàng hiệu của Ý, Đức, Pháp hay Mỹ và một số nước EU.

 

Quá thiếu nguồn da thuộc trong nước

Tại Việt Nam, năm 1998, nhu cầu da thuộc mới chỉ có 160 triệu sqft, năm 2005 dự kiến tăng lên 300 triệu và năm 2010 sẽ tăng tới 500 triệu sqft. Theo đánh giá của chuyên gia, dù chỉ có 15% tổng sản lượng giày sản xuất trong nước (khoảng 60 triệu đôi) được làm bằng da cũng phải cần 120 triệu sqft cho da mũi giày.

 

Nhu cầu da bò nguyên liệu rất lớn và ngày càng tăng nhưng ngành thuộc da trong nước không theo kịp nhu cầu của thị trường, các nhà máy sản xuất giày dép chủ yếu sử dụng da bò nhập khẩu từ nước ngoài.

 

Điều này được chứng minh qua những số liệu thống kê: năm 2003, ngành giầy buộc phải nhập khẩu 220 triệu sqft da (dùng trong nguyên liệu mũ giày, vật liệu lót, đế giày). Trong 9 tháng đầu năm 2005, trị giá nhập khẩu sản phẩm da các loại đạt 463.323.524 USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2004.

 

Ước tính năm 2005, các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước (khoảng 60 triệu sqft da), 80% còn lại (240 triệu sqft da) phải nhập khẩu. Ngành da giầy đưa ra mục tiêu phát triển ngành thuộc da ở trong nước đến năm 2010 khiêm tốn ở mức 80 triệu sqft (năm 2005 ước đạt 60 triệu sqft), quá bé nhỏ so với tổng nhu cầu dự báo là 500 triệu sqft.

 

Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, tính đến nay, đã có hơn 20 nước ở 3 châu lục (châu Âu, châu Á và châu Mỹ) trên thế giới xuất khẩu da thuộc vào Việt Nam. Số lượng nhập khẩu sản phẩm da thuộc vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm cho thấy Đài Loan chiếm thị phần lớn nhất (26,44%), tiếp đến là Trung Quốc (12,7%), Hàn Quốc (12,33%), Thái Lan (9,22%), Hồng Kông (8,73%), Ý (6,39%), Ấn Độ (3,1%), Anh (2,98%)... Thị phần các sản phẩm da thuộc nhập khẩu từ Nga vào Việt Nam rất nhỏ, chỉ chiếm 0,16%. Đây chính là cơ hội để Nhà máy thuộc da lớn nhất nước Nga - ZAO “Russkaya Kozha” thâm nhập thị trường Việt Nam.

 

Nhà máy thuộc da lớn nhất nước Nga vào Việt Nam

Nằm ở thành phố Ryazan, cách Moscow 108 km về hướng Nam, ZAO “Russkaya Kozha” có diện tích nhà máy là 500.000 m2. Toàn bộ dây chuyền, máy móc thuộc da hoàn chỉnh theo công nghệ Ý (Hãng Cogolo SPA)-một nước có truyền thống và uy tín về ngành da của thế giới. Công suất thiết kế của nhà máy là 5.000 tấn da muối/tháng.

 

Nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là da bò được chăn nuôi công nghiệp trên toàn nước Nga. Công suất thiết kế của nhà máy cho ra sản lượng thành phẩm là 9.200.000 sqft bao gồm da mặt cật (finished), da váng (suede) và da xanh ướt wetblue), sản phẩm được xuất khẩu đi EU như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và ASIA như Ấn Độ, Pakistan. Trung Quốc và Việt Nam.

 

Năm 2005 với dòng sản phẩm da crust ruột (bán thành phẩm), bước đầu qua đại diện là Công ty HB đã cung cấp cho thị trường da Việt Nam thêm một nguồn cung ổn định có chất lượng sản phẩm cao. Đặc biệt đáng lưu ý là giá nhập khẩu nguyên liệu từ ZAO rẻ hơn giá nhập từ các nước khác (giá nhập khẩu năm 2005, giá CIF, L/C, A/S), cụ thể: da mũ giày thành phẩm, nhập từ ZAO có giá 1,9 USD/sqft (nhập từ nước khác giá 2,2 USD/sqft), da lót giày nhập từ ZAO giá 0,55 USD/sqft, từ nước khác 0,60 USD/sqft.

 

Năm 2006, ZAO sẽ đưa thêm hai dòng sản phẩm chính là da mặt cật và da váng thuộc bằng với công nghệ thuộc nhẹ, hướng tới các nhà máy giày, dép để cung cấp cho họ nguyên liệu da thành phẩm cho các đơn hàng xuất khẩu có số lượng lớn với yêu cầu chất lượng ổn định.

 

Năm 2007, ZAO “Russkaya Kozha” sẽ liên doanh cùng Công ty HB đầu tư xây dựng nhà máy thuộc da tại Việt Nam để đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu da chất lượng cao ở ngay trong nước, giảm giá thành sản phẩm da, thay thế dần hàng nhập khẩu, chủ động nguồn nguyên liệu, thúc đẩy ngành da giày Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

TBKTVN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh
(cũ: Phường Tân Phú, Quận 7)

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng