Nhân lực – Điểm yếu của ngành bảo hiểm
Sự cảnh báo của các chuyên gia quốc tế khiến nhiều người phải giật mình: Nguồn nhân lực đang là một trong những điểm yếu của ngành bảo hiểm Việt Nam...
Sự cảnh báo của các chuyên gia quốc tế khiến nhiều người phải giật mình: Nguồn nhân lực đang là một trong những điểm yếu của ngành bảo hiểm ViệtNguồn nhân lực được xem là nhân tố hỗ trợ sự phát triển của ngành bảo hiểm. Cùng với các nhân tố khác như khả năng tài chính, sự phát triển của các ngành liên quan như thị trường chứng khoán, ngành thống kê, đây sẽ là những tác nhân thúc đẩy hay cản trở khả năng cạnh tranh của ngành bảo hiểm khi hội nhập thời gian tới.
Tuy nhiên, sự cảnh báo của các chuyên gia quốc tế gần đây khiến nhiều người phải giật mình: Nguồn nhân lực đang là một trong những điểm yếu của ngành bảo hiểm Việt
Lý do dẫn đến tình trạng này là bởi bảo hiểm mặc dù tồn tại ở Việt
Một báo cáo thống kê của chương trình nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương mại dịch vụ tại Việt Nam đã cho thấy, do các đặc thù nghề nghiệp, sự liên kết giữa đào tạo và thị trường là yếu tố hết sức quan trọng trong giáo dục nghiệp vụ bảo hiểm. Việc đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm tại các trường đại học nhìn chung vẫn là xa rời thực tế.
Một điều rất dễ nhận ra qua những con số điều tra thống kê là khoảng cách tương đối lớn giữa kiến thức sinh viên được học ở trường đại học và công việc thực tế khi đi làm. Tại các trường đại học, các chương trình đào tạo vẫn chưa bám sát nhu cầu của ngành, còn rất nặng các môn học về bảo hiểm bắt buộc trong khi nhu cầu về kiến thức về bảo hiểm thương mại lớn hơn rất nhiều.
Trên thực tế, hoạt động đào tạo chính quy và chuyên sâu về bảo hiểm thương mại được thực hiện tại một số trường đại học và học viên có đào tạo về tài chính với khả năng đào tạo khoảng 300-400 người/năm như: Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân Tp.HCM, Học viện Tài chính. Ngoài ra, trong năm 2007, một Trung tâm đào tạo bảo hiểm Việt
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Thiếu đào tạo bài bản về nghiệp vụ, các cán bộ bảo hiểm của Việt
Mặt khác, một trong những khó khăn làm đau đầu các lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trong nước là tình trạng "chảy máu chất xám". Chính những ràng buộc về cơ chế quản lý hành chính, chế độ tiền lương, cơ hội thăng tiến... chưa hấp dẫn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp trong nước đã bị mất nhiều cán bộ giỏi.
Khác với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn xây dựng bộ máy quản lý, trong đó các vị trí thường được tiêu chuẩn hóa về trình độ, năng lực... Chế độ đài thọ đối với người lao động tại các công ty nước ngoài thường cao hơn so với công ty trong nước. Do đó, không có gì là khó lý giải khi các công ty nước ngoài đang ngày càng lôi kéo được nguồn nhân lực có chất lượng cao từ thị trường nhân lực trong nước, trong đó có cả các nhân viên, lãnh đạo chủ chốt của các công ty bảo hiểm trong nước.
TBKTVN