Tin tức
Những thống đốc NHTW tốt nhất và tệ nhất năm 2011

Những thống đốc NHTW tốt nhất và tệ nhất năm 2011

30/08/2011

Banner PHS

Những thống đốc NHTW tốt nhất và tệ nhất năm 2011

(Vietstock) - Tạp chí Tài chính Toàn cầu (Global Finance) vừa công bố bảng xếp hạng các thống đốc ngân hàng trung ương có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới của 36 quốc gia và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Với tựa đề “Central Banker Report Card”, báo cáo trên được Global Finance công bố định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm 1994. Ông Joseph Giarraputo, người xuất bản Global Finance cho biết: “Trong suốt một trong những năm được xem là khó khăn nhất từ trước đến nay, các thống đốc ngân hàng trung ương trên thế giới cũng trải qua rất nhiều cam go thử thách. Hàng năm, chúng tôi đều đánh giá mức độ quyết tâm của các thống đốc ngân hàng trung ương trong việc dũng cảm đương đầu với sự can thiệp về mặt chính trị cũng như nỗ lực gây ảnh hưởng đối với Chính phủ trong vấn đề chi tiêu và sự mở cửa của nền kinh tế đối với các dịch vụ tài chính và đầu tư nước ngoài”.

Các thống đốc được xếp hạng từ A - F dựa trên các tiêu chí như khả năng kiểm soát lạm phát, kích thích tăng trưởng, duy trì sự ổn định tiền tệ và quản lý lãi suất. Bên cạnh, yếu tố chủ quan cũng được áp dụng.

Trong đó, chỉ có 6 thống đốc được xếp hạng A. Đây là các thống đốc ngân hàng trung ương xuất sắc nhất trên thế giới trong vòng một năm qua, bao gồm:

1. Glenn Stevens, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia (RBA)

2. Stanley Fisher, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Israel

3. Riad Salameh, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lebanon

4. Zeti Akhtar Aziz, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia

5. Amando Tetangco Jr., Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phillipines

6. Fai-Nan Perng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan

Ngược lại, sau đây là danh sách 10 thống đốc ngân hàng trung ương tệ nhất trên thế giới:

1. Rasheed Mohammed Al Maraj, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bahrain

Xếp hạng năm 2011: B-

Hiện Bahrain đang đối mặt với sự sụt giảm của nền kinh tế và bất ổn chính trị. Reuters cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bahrain giảm 1.4% trong quý 1. Theo Emirates 24-7, nước này đã từng rơi vào giảm phát trong suốt cuộc suy thoái 2008 và trong thời gian tới Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh (GCC) có thể lên tiếng cảnh báo về khả năng tự ban hành các chính sách của ngân hàng này.

2. Jean-Claude Trichet, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)

Xếp hạng năm 2011: B-

Xếp hạng năm 2010: A

Khó khăn của nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) ngày càng chồng chất. Các dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công có thể gây ra thảm họa toàn cầu và đe dọa đến sự thành công của đồng EUR. Trong khi đó, mức tăng trưởng yếu kém trên khắp khu vực không thể giúp ích được gì. Trichet và các quan chức ECB đã phần nào bị ảnh hưởng bởi những khiếm khuyết trong hệ thống EU nhưng cũng có thể đã hành động quá nhẹ và quá muộn.

3. Philipp Hildebrand, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB)

Xếp hạng năm 2011: B-

Xếp hạng năm 2010: B-

Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã không thể kiểm soát được giá trị đồng nội tệ khi nhà đầu tư tìm đến đồng tiền này như một tài sản an toàn. Đà tăng giá mạnh của đồng franc đã tác động xấu đến nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Tuy nhiên, tin đồn về việc neo giá theo đồng EUR thời gian gần đây đã ngăn cản nhà đầu tư mua vào đồng tiền này.

4. Duvvuri Subbara, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI)

Xếp hạng năm 2011: B-

Xếp hạng năm 2010: C

Theo Dow Jones Newswires, tình trạng lạm phát cao (trên 9%) vẫn còn tồn tại dù RBI liên tục nâng lãi suất trong năm nay. Trong khi đó, tăng trưởng lại giảm tốc do các biện pháp thắt chặt chính sách. Tuy nhiên, ông Subbara và các cộng sự vẫn tiếp tục chú trọng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.

5. Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Xếp hạng năm 2011: C

Xếp hạng năm 2010: C

Chính sách tiền tệ quá thông thoáng của Bernanke đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều phía. Chương trình nới lỏng định lượng (QE) đã nhận được cả sự đồng tình và phản đối. Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức siêu thấp đã khiến sự chia rẽ trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Những người chống đối Bernanke cảnh báo rằng các chính sách như trên có thể khiến lạm phát tăng phi mã.

6. András Simor, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hungary

Xếp hạng năm 2011: C

Xếp hạng năm 2010: C

Theo Reuters, lãi suất cao do vay mượn công quá mức đã bóp nghẹt đà tăng trưởng kinh tế của Hungary. Những người phê bình chính sách của Ngân hàng Trung ương Hungary cho rằng tỷ lệ lãi suất như vậy là không thích hợp vì lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

7. Masaaki Shirakaw, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)

Xếp hạng năm 2011: C

Xếp hạng năm 2010: C

Reuters cho hay gần đây Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng giá của đồng JPY. Tuy nhiên, vẫn phải chờ xem liệu động thái này có đem lại thành công như mong đợi trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Eurozone ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, việc thắt chặt tài chính đang đe dọa đến đà phục hồi vẫn còn yếu kém của nền kinh tế Nhật sau trận động đất hôm 11/03.

8. Kim Choongsoo, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK)

Xếp hạng năm 2011: C

Áp lực lạm phát có thể khiến giá cả tại Hàn Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát với mục tiêu lạm phát 2011 ở mức 4%. Tăng trưởng giá cả có thể bằng hoặc vượt tăng trưởng GDP dù 2011 được xem là năm tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay của lĩnh vực xuất khẩu nước này. BOK cho biết đang áp dụng các biện pháp ngăn chặn lạm phát nhưng các nỗ lực của ngân hàng này không đem lại hiệu quả.

9. Abdullah bin Saud Al-Thani, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Qatar

Xếp hạng năm 2011: C-

Tốc độ leo thang chóng mặt của lạm phát vào đầu năm nay đã khiến Chính phủ Qatar quyết định neo giá đồng riyal theo đồng USD. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng đây là hành động đúng mực và hối thúc Ngân hàng Trung ương Qatar tăng cường khả năng hoạt động cũng như trang bị về mặt kỹ thuật để trong thời gian tới nước này có thể có đồng tiền riêng cho mình.

10. Mercedes Marcó del Pont, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Argentina

Xếp hạng năm 2011: D

Xếp hạng năm 2010: D

Theo AP, đầu tháng 8, Moody’s đánh giá triển vọng các ngân hàng tư nhân của Argentina ở mức “tiêu cực” do những rủi ro từ chính sách của ngân hàng trung ương nước này với việc tạo ra lạm phát cao và lãi suất thực âm. Wall Street Journal cho biết lạm phát tại Argentina hiện đang đứng trên mức 20%.

Phạm Thị Phước (Theo Global Finance, Business Insider)

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng