Nóng nhu cầu thông tin tín dụng
Nhu cầu thông tin phòng tránh rủi ro tín dụng đã tăng tới gần 150%/năm, bình quân mỗi ngày có tới trên 300 yêu cầu được gửi tới đầu mối của Ngân hàng Nhà nước...
Nhu cầu thông tin phòng tránh rủi ro tín dụng đã tăng tới gần 150%/năm, bình quân mỗi ngày có tới trên 300 yêu cầu được gửi tới đầu mối của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong năm 2005, lượng hỏi tin từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp gửi tới CIC đã tăng tới gần 150% so với năm 2004.
Nhu cầu này tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2006. Bình quân mỗi ngày CIC nhận được tới trên 300 yêu cầu.
Thống kê của CIC cho thấy, lượng nhu cầu tập trung lớn nhất ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, khi chiếm tới 40.346 trên tổng 61.436 lượt hỏi của năm 2005. Trong đó, Ngân hàng Phương
Đáng chú ý là lượng hỏi tin của chính Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng gấp 3 lần, từ 900 yêu cầu lên đên gần 3.000. Nhu cầu từ các ngân hàng quốc doanh cũng tăng gấp hai lần, từ 8.679 lượt hỏi lên 16.809 lượt.
Nhu cầu thông tin tín dụng cũng đã bắt đầu tăng mạnh ở khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Ngoài các ngân hàng thương mại, nhu cầu từ các công ty tài chính, quỹ hỗ trợ phát triển… cũng đã tăng gấp 10 lần, từ 52 lượt hỏi lên 610 lượt. Các doanh nghiệp ngoài ngạch tín dụng cũng đã có trên 1.000 yêu cầu cung cấp thông tin.
Trao đổi với VnEconomy chiều nay (2/3) về sự gia tăng này, đại diện CIC cho biết nhu cầu thông tin tín dụng đang trong xu hướng tăng. Xu hướng này nằm trong sự gia tăng các mối quan hệ, liên doanh, liên kết giữa các tổ chức tín dụng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước.
Cuối năm 2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ thị yêu cầu tăng cường công tác thông tin tín dụng. Một số tổ chức cũng đã đề cập đến khả năng cho phép thành lập các trung tâm thông tin tín dụng của tư nhân để đủ đáp ứng nhu cầu đang nóng trên thị trường.
Tuy nhiên, đại diện CIC cho rằng công tác này đang gặp khó khăn rất lớn trong việc chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành, đặc biệt là những thông tin khá nhạy cảm về tín dụng. Mặt khác, sự minh bạch về thông tin tài chính trong nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn hạn chế.
“Trên thực tế đã có một số rủi ro xẩy ra xuất phát từ sự thiếu phối hợp chia sẻ thông tin nói trên”, đại diện CIC cho biết.
Để khắc phục khó khăn trên, đầu năm nay, một thông tư liên tịch giữa các bộ ngành liên quan cũng đã được ban hành nhằm tăng cường sự phối hợp trong cung cấp thông tin tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp.
Về lâu dài, CIC dự kiến sẽ xin phép thành lập một công ty hạn mức tín dụng, tạo thành một đầu mối chuyên biệt cung cấp những đánh giá chuyên ngành về hạn mức tín dụng của những đối tượng cụ thể theo yêu cầu của khách hàng.
Trở lại với nhu cầu nóng nêu trên, đại diện CIC cho rằng nguyên nhân chính là từ nhu cầu mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Sự cạnh tranh, thu hút những khách hàng mới buộc phải có những nguồn thông tin tương ứng để hạn chế rủi ro có thể đến trong các quyết định đầu tư, cho vay hoặc liên doanh, liên kết.
“Thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính tham khảo chứ không phải là yếu tố quyết định. Bởi ngoài thông tin tín dụng còn có những thông tin bổ trợ khác”, đại diện trên nói.
Có một số ý kiến cho rằng, nhu cầu thông tin tín dụng nóng đi cùng với khả năng tiếp cận vốn của các ngân hàng thương mại ngày càng hạn chế. Đại diện một ngân hàng cổ phần có lượng hỏi tin khá cao trong năm 2005 khẳng định: Tăng cường thông tin phòng tránh rủi ro không có nghĩa là thắt chặt tín dụng; chính xác nhất là để nâng cao chất lượng tín dụng và bền vững hơn trong các mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng.
“Với ý nghĩa đó, theo tôi, các doanh nghiệp nên tăng cường hợp tác với các đầu mối thông tin tín dụng cũng như cởi mở, minh bạch hơn trong thông tin tài chính. Đó là sự hợp tác hai bên cùng có lợi”, đại diện này nói.
Theo dự tính của CIC, trong năm 2006 này, lượng yêu cầu thông tin gửi tới đầu mối này sẽ tiếp tục tăng mạnh, khoảng trên 70.000 lượt yêu cầu.
CIC cho biết, với hơn 92 triệu hồ sơ khách hàng của trên 200 quốc gia, cùng với sự hợp tác với những nhà cung cấp thông tin thương mại hàng đầu thế giới như Dun&Bradstreet (D&B) (Mỹ) có hệ thống chi nhánh trên khắp toàn cầu và Business online (Thái Lan), CIC có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin từ các tổ chức ở Việt Nam nhằm phòng chống những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
TBKTVN