Tin tức
Ổn định kinh tế vĩ mô qua các cân đối lớn

Ổn định kinh tế vĩ mô qua các cân đối lớn

22/02/2010

Banner PHS

Ổn định kinh tế vĩ mô qua các cân đối lớn

Mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ đề ra cho năm 2010 là ổn định kinh tế vĩ mô. Để đạt được mục tiêu này, yếu tố quan trọng là sự an toàn các cân đối lớn của nền kinh tế. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng v n GS. TSKH Nguyễn Mại, nguyên phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư xung quanh vấn đề này.

PV: GS đánh giá thế nào về những cân đối lớn của nền kinh tế năm 2010?

GS Nguyễn Mại: Cân đối lớn cần đề cập trước tiên là cân đối cung cầu, nhiều lo lắng lạm phát lên cao trong năm nay. Trong khi năm 2009 cung tiền tăng khoảng 35% thì những năm gần đây tăng trưởng GDP và chênh lệch xuất - nhập khẩu chỉ tăng 10% tạo ra xu hướng lạm phát tăng cao. Mất cân đối lớn thứ hai là cán cân thanh toán quốc tế nên thị trường USD đã có lúc rất căng thẳng. Các năm trước nhập siêu cao và năm 2009 lượng kiều hối, khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam giảm hơn các năm trước nhiều. Thu chi ngân sách cũng đang m t cân đối, thường là các năm bội chi ngân sách của nước ta khoảng 5%, năm 2009 là 6,8%. Bội chi này là cần thiết trong bối cảnh khủng hoảng nhưng nếu tiếp tục kŠo dài sẽ tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Việt Nam cũng chưa thể kéo những mất cân đối trên về mức cân bằng như nhiều nước nhưng chúng ta phải có biện pháp tránh để kéo dài các mất cân đối.

Một cách tổng quát là chúng ta phải sử dụng đồng vốn đầu tư nói chung một cách hiệu quả hơn. Năm 2009, ICO (tăng trưởng GDP dựa trên đồng vốn đầu tư - PV) trên 8 lần mức quá cao. Để đưa chỉ số này xuống thấp thì nó liên quan đến việc bố trí vốn đầu tư, cải cách nhóm DN nhà nước, thúc đẩy FDI - nhóm vấn đề rất lớn của nền kinh tế.

Yếu tố quan trọng để dần giải quyết mất cân đối lớn này cũng là ổn định kinh tế vĩ mô, là các chính sách kinh tế vĩ mô phải điều hành trên cơ sở rất linh động, nhạy cảm trên trục ổn định. Tình hình thế giới hiện nay khiến tất cả các nước không thể đề ra chính sách dài hạn để giữ ổn định được. Nh t là sau khủng hoảng còn nhiều các ch n động, ảnh hưởng của thị trường thế giới vào nước ta là rất lớn. Do vậy, ổn định kinh tế vĩ mô không phải chúng ta chốt lại các cân đối mà chính sách cần linh hoạt. Sự linh hoạt nhưng phải nhất quán, minh bạch để DN, nhà đầu tư tiên liệu tốt hơn và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn.

PV: Cũng có ý kiến cho rằng nợ quốc tế của Việt Nam cũng là một vấn đề đáng quan tâm?

GS Nguyễn Mại: Chúng ta cần nhìn nợ này dưới nhiều góc độ. Thực tế là không một nước nào đang trong quá trình phát triển như Việt Nam lại không cần vốn vay quốc tế vì nguồn vốn từ trong nước là có hạn. Hiện nay, nợ quốc tế của Việt Nam chưa đến giới hạn đáng báo động khi tham chiếu với GDP, với tổng kim ngạch XK. Hơn nữa, Việt Nam vẫn còn khoảng ưu đãi của một số quốc gia và tổ chức tín dụng (một số ưu đãi sẽ chấm dứt khi Việt Nam vượt qua ngưỡng nước có thu nhập thấp).

Tuy nhiên dưới góc độ khác, nếu chúng ta vay rồi mà không có cơ chế tốt để cho vay lại, cơ chế theo dõi, đòi nợ, sử dụng vốn ODA kém hiệu quả thì sẽ rất nguy hiểm.

PV: Theo GS, những chuẩn bị và những giải pháp của Chính phủ đã đủ mạnh, đủ bao quát các lĩnh vực của nền kinh tế trong một năm được dự báo còn nhiều diễn biến khó lường?

GS Nguyễn Mại: Chắc chắn là đủ mạnh, đủ bao quát và rất tích cực. Bởi Chính phủ đã thành công và đã có rất nhiều kinh nghiệm điều hành nền kinh tế đầy khó khăn của lạm phát năm 2008 và suy giảm năm 2009.

Tuy nhiên, tất cả các giải pháp này phần lớn phụ thuộc vào việc điều hành linh hoạt của các bộ, ngành có nghĩa phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu các bộ, ngành. Đã đến lúc chúng ta phải quy tránh nhiệm cá nhân rất cụ thể. Ví dụ, trước Quốc hội Bộ Giao thông đề ra năm 2030 cả nước có 5.000 km đường cao tốc, đó là chỉ tiêu rất quan trọng. Nhưng v n đề cần phải cụ thể là trong chỉ tiêu này, năm 2010 cần đạt những công việc là gì. Còn khi chưa cụ thể cho từng thời gian thực hiện thì đến năm 2030 có thể mục tiêu không đạt được thì không biết quy trách nhiệm cho ai vì lúc đó đã trải qua nhiều kỳ Bộ trưởng.

PV: Vậy GS có lời khuyên gì cho các DN để khởi động việc kinh doanh trong năm mới này?

GS Nguyễn Mại: Điểm sáng nhất của kinh tế Việt Nam 2010 là nền kinh tế đã dần trở lại ổn định, đang dần có nhiều hơn các cơ hội mở ra cho DN. DN nên hướng tới mục tiêu dài hơi với các chiến lược cụ thể. Mặc dù có nhiều bài học và kinh nghiệm hơn qua năm 2009 đầy khó khăn nhưng điều đó không bao giờ là đủ cho bối cảnh mới. Do đó, DN luôn phải có tư duy mới, phù hợp với xu thế.

Năm 2008 và 2009 là thời gian khó khăn nhất chúng ta đã vượt qua. Có thể nói Việt Nam đã thở phào khi kết thúc năm cũ. Bước vào năm 2010 tiếp tục những khó khăn nhưng không phải những dự báo bi quan như đầu các năm trước, do đó không có lý do gì mà cơ quan quản lý, DN Việt Nam không đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội của năm 2010 này./.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!

MOF

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng