Phả Lại "mạnh điện" sau cổ phần hóa
Sau thành công của 2 phiên bán đấu giá cổ phần của Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh và Điện lực Khánh Hoà (tháng 3/2005), dự kiến vào ngày 25/11 tới đây, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty nhiệt điện Phả Lại qua Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội...
Sau thành công của 2 phiên bán đấu giá cổ phần của Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh và Điện lực Khánh Hoà (tháng 3/2005), dự kiến vào ngày 25/11 tới đây, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty nhiệt điện Phả Lại qua Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Đây sẽ là cuộc bán đấu giá công khai cổ phần lớn nhất từ trước tới nay ở Việt
Trước thời điểm tháng 7/2005, Công ty Nhiệt điện Phả Lại là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN, vì vậy có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động: sản lượng điện phát theo yêu cầu của EVN, do đó luôn đảm bảo đầu ra ổn định; chi phí sản xuất được EVN cấp định kỳ, vốn và chi phí sửa chữa lớn cũng được EVN cân đối và cấp phát; nguồn vốn xây dựng 2 nhà máy Phả Lại 1 và 2 là vốn vay Odự án dài hạn với lãi suất thấp và điều kiện ưu đãi; hoạt động sản xuất theo các chỉ tiêu về sản lượng được giao kế hoạch hàng năm, không bị sức ép về doanh thu và lợi nhuận (trong những năm gần đây, Nhà máy điện Phả Lại thường xuyên được EVN đầu tư kinh phí để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị.
Vì vậy, mặc dù đã được đưa vào vận hành khai thác trên 20 năm, nhưng các tổ máy vẫn có thể phát điện đạt tới 85 - 90% công suất thiết kế. Nhà máy điện Phả Lại 2 được đầu tư mới với công nghệ hiện đại, năng suất cao nên vận hành tương đối ổn định).
Thử thách lớn về tự chủ kinh doanh
Ngày
Một vận hội mới nhưng cũng là một thử thách lớn đã đến cho tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của những con người vốn quen với bao cấp, thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch từ trên rót xuống.
Theo quyết định phê duyệt, ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần là hoạt động sản xuất, kinh doanh điện; quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo thiết bị điện, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện...
Chỉ riêng 2 nhà máy Phả Lại 1 và Phả Lại 2 - với sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 6 tỷ KWh, công ty sẽ đóng góp khoảng 10% tổng sản lượng điện của cả nước và 40% sản lượng điện miền Bắc, có vị trí quan trọng trong cung cấp điện ổn định, đặc biệt là vào mùa khô và vào những năm hạn hán. Công ty cổ phần có vốn điều lệ 3.107 tỷ đồngồng, trong đó EVN nắm giữ 2.330,25 tỷ đồngồng (75%), người lao động trong công ty nắm giữ 47,785 tỷ đồngồng (1,54%), giá trị cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần) bán đấu giá ra ngoài doanh nghiệp là 728,965 tỷ đồngồng (23,46%) với giá khởi điểm là 10.200 đồng/cổ phần.
Tổng số tiền chênh lệch giữa giá khởi điểm và mệnh giá dự kiến sẽ vượt quá con số 15 tỷ đồngồng.
"Nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng của đất nước ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, đòi hỏi ngành điện phải tăng cường đầu tư phát triển các nhà máy phát điện. Đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại phấn đấu đạt được nhiệm vụ kinh doanh đặt ra sau cổ phần hóa", ông Hoàng Văn Quế, Giám đốc công ty cho biết.
Mục tiêu cơ bản của công ty cổ phần đặt ra là cải tiến hệ thống quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, phấn đấu đạt tỷ lệ cổ tức tối thiểu 12%, chiếm 90% lợi nhuận sau thuế; quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi chiếm 10% lợi nhuận sau thuế; duy trì đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động...
Phát huy lợi thế, mở rộng ngành nghề
Sau cổ phần hóa, công ty sẽ tiếp tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào hoạt động các dự án Trung tâm sửa chữa dịch vụ Phả Lại (200 tỷ đồng), kho than khô số 2 và cầu bốc than DC1 (41,5 tỷ đồng), hệ thống xử lý nước thải (15 tỷ đồng), hệ thống làm sạch bình ngưng (70 tỷ đồng), đầu máy xe lửa (14 tỷ đồng), hệ thống xử lý nước ngầm tuần hoàn bằng Clo (7 tỷ đồng).
Về đầu tư tài chính, nguồn vốn khấu hao sau khi dùng chi trả các khoản chi phí hoạt động và đầu tư xây dựng, công ty có thể chủ động và phối kết hợp với các cổ đông có kinh nghiệm và có khả năng trong lĩnh vực tài chính, công nghệ tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc tham gia đầu tư tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện.
Phát huy những lợi thế sẵn có, sau cổ phần hóa, công ty chủ trương mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh phụ nhằm tận dụng nguồn lực như dự án nâng cấp Trung tâm sửa chữa (ngoài việc phục vụ công tác sửa chữa các thiết bị của công ty, tiến tới nhận sửa chữa đại tu các công trình thiết bị điện cho các đơn vị bên ngoài), dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay (Công ty đang nghiên cứu triển khai dự án sản xuất tro sạch làm phụ gia bê tông để xây dựng các đập nước và nhà máy thủy điện, dự án này đã được EVN phê duyệt, cùng với Ban quản lý dự án thủy điện Sơn La thực hiện sản xuất tro bay bán lại cho dự án thủy điện Sơn La trong thời gian 5 năm), sản xuất xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng.
Tính toán nhu cầu điện năng cho thấy, trong 10 - 15 năm tới, 2 nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 và 2 vẫn phải phát gần như tối đa công su t, có tổng sản lượng điện sản xuất vượt qua mức bình quân 6 - 6,4 tỷ KWh/năm hiện tại.
Vì vậy, với các biện pháp sắp xếp lại mô hình tổ chức, sản xuất, kỹ thuật, nhân sự và lao động, tài chính, ông Quế khẳng định trong 5 - 10 năm tới Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sẽ có được tỷ lệ cổ tức không dưới 12%/năm.
TBKTVN