Phát triển thị trường chứng khoán nên coi là quốc sách
Ở một nước đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam, nhu cầu vốn luôn canh cánh đối với các doanh nghiệp. Thế nhưng thị trường chứng khoán - kênh huy động vốn phổ biến và ưu việt – lại trong cảnh “chợ chiều”...
Ở một nước đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam, nhu cầu vốn luôn canh cánh đối với các doanh nghiệp. Thế nhưng thị trường chứng khoán - kênh huy động vốn phổ biến và ưu việt – lại trong cảnh “chợ chiều”.
Đáng lẽ thị trường chứng khoán phải là nơi xếp hạng doanh nghiệp thì nay chúng ta lại đang cố hết sức để ưu đãi, để mời gọi doanh nghiệp lên sàn. Nghịch lý bức xúc này được nhiều nhà đầu tư nêu lên tại Diễn đàn Phát triển thị trường chứng khoán Việt
Bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Trưởng ban phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thừa nhận 30 doanh nghiệp niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đều là những doanh nghiệp nhỏ. “Vốn vài chục tỷ chẳng thấm vào đâu so với các công ty vốn hàng ngàn tỷ trực thuộc các tổng công ty nhà nước”, bà Hoa cho biết.
Theo Dự thảo Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2006-2010, quy mô thị trường 5 năm tới sẽ chiếm 10% GDP, tương đương 150-160 ngàn tỷ đồng. “Đây là một con số mục tiêu rất khó khăn vì hiện tại thị trường chứng khoán mới chiếm chưa đầy 1% GDP”, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước khẳng định.
Thị trường chứng khoán thiếu hàng là một vấn đề được nhận thức từ lâu, nhưng tiến độ giải quyết lại khiến nhà đầu tư sốt ruột. Theo ông Hùng, không thể dùng các biện pháp hành chính ép doanh nghiệp lên sàn được vì đó là quyền của Đại hội đồng cổ đông. Trong khi đó, một nhà đầu tư lại cho rằng thực tế ở các công ty nhà nước lớn cổ phần hóa, có thể dùng biện pháp mạnh để chủ tịch công ty đưa vấn đề niêm yết chứng khoán ra biểu quyết và toàn bộ cổ phần nhà nước nắm giữ sẽ biểu quyết thuận.
“Đối với các cổ đông thuần tuý, việc niêm yết chắc chắn sẽ chỉ đem lại lợi nhuận cho họ như tăng tính thanh khoản, hưởng lợi từ ưu đãi thuế, nâng cao tính minh bạch… Chỉ cần chủ tịch Hội đồng quản trị tạo điều kiện, việc niêm yết chắc chắn không bao giờ bị phản đối từ phía cổ đông”, đại diện Vietstock khẳng định.
Việc đưa thêm doanh nghiệp lên niêm yết không chỉ mang ý nghĩa tăng cung cho thị trường mà còn giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn. Trong một thị trường đầy rủi ro như thị trường chứng khoán, không nhà đầu tư nào lại đem dổ toàn bộ số tiền của mình vào một cổ phiếu mà họ thường đầu tư theo danh mục.
Chính sự lựa chọn hạn chế không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng là nguyên nhân khiến trên 24.000 tài khoản đăng ký nhưng chỉ có khoảng 1.000 tài khoản có giao dịch thường xuyên. Hàng xấu thì nhà đầu tư chê và rời bỏ thị trường là không có gì khó hiểu.
“Thị trường chứng khoán Việt
Một trong những “cải cách” mà nhà đầu tư trông đợi nhất là cho phép tăng số lần khớp lệnh và mua bán cùng loại chứng khoán trong ngày. Hiện nay thị trường chứng khoán Việt
Theo kế hoạch phát triển thị trường đến năm 2010, vấn đề cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch, cho phép mua bán cùng loại chứng khoán trong cùng phiên, giao dịch ký quỹ, hạ thời gian thanh toán cổ phiếu từ T+3 hiện nay xuống T+2 cũng được tính đến nhưng không cụ thể hóa mục tiêu bằng thời gian thực hiện.
Một nguyên nhân nữa của cảnh “chợ vắng người mua” là thị trường chứng chứng khoán Việt
Hiện chỉ có một số trường kinh tế có giảng dạy về thị trường chứng khoán nhưng cũng rất sơ sài, chủ yếu là lý thuyết. Trong khi đó ở các nước phát triển trình độ cao hơn Việt
“Ở Mỹ, người ta tiếp cận với thị trường chứng khoán từ cấp học phổ thông. Còn ở ta, ngay cả trình độ đại học cũng rất ít người biết. Bản thân trong hệ thống ngân hàng, người hiểu về chứng khoán cũng rất lơ mơ”, ông Hồ Công Hưởng, Giám đốc công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhận xét.
Theo ông Nguyễn Đoan Hùng, vấn đề nâng cao nhận thức cho công chúng về thị trường chứng khoán là điều cần thiết và phải làm ngay. Bản thân Đề án nâng cấp đào tạo chứng khoán từ 2006-2010 cũng đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Tuy nhiên, việc thực hiện không phải đơn giản. “Chúng tôi sang Đài truyền hình bàn việc kết hợp tuyên truyền hoạt động, họ nói: Tiền!”, ông Hùng thẳng thắn.
Một hạn chế cố hữu ở Việt
TBKTVN