Tin tức
Sẽ không bền vững, nếu DN viễn thông chỉ cạnh tranh về giá

Sẽ không bền vững, nếu DN viễn thông chỉ cạnh tranh về giá

25/05/2010

Banner PHS

Sẽ không bền vững, nếu DN viễn thông chỉ cạnh tranh về giá

Thị trường viễn thông Việt Nam có sự cạnh tranh mạnh mẽ với quá nhiều doanh nghiệp (DN) khai thác muốn tham gia thị trường. Ông Eddie Ahman, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ericsson Việt Nam chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này.

Ông nhận định ra sao về thị trường viễn thông Việt Nam tại thời điểm hiện nay?

Thị trường viễn thông Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, thị trường viễn thông Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt, do có quá nhiều DN khai thác muốn tham gia thị trường. Khi các DN khai thác cạnh tranh nhau bằng giá cước, thì sẽ không mang tới sự phát triển bền vững cho các DN này. Hơn nữa, giữa các DN khai thác không có sự khác biệt gì lớn, thì sẽ không tạo được sự cạnh tranh để giữ chân và thu hút thêm khách hàng.

Các DN khai thác Việt Nam cần phải làm gì để tạo sự khác biệt giữ chân khách hàng, thưa ông?

Trong tương lai, giá cả sẽ không là yếu tố quan trọng, mà quan trọng là chất lượng dịch vụ do các DN khai thác cung cấp. Các DN khai thác cần quan tâm chăm sóc khách hàng và chất lượng mạng.

Theo ông, thị trường viễn thông Việt Nam có quá nhiều DN khai thác. Vậy ông dự báo gì về xu hướng phát triển của các DN này trong thời gian tới?

Có ít DN khai thác, thì thị phần của DN khai thác sẽ lớn. Hiện Việt Nam có quá nhiều DN khai thác cùng chia sẻ “chiếc bánh” thị phần. Trong tương lai, có thể diễn ra xu hướng sáp nhập hoặc hợp tác với nhau và điều này đã xảy ra tại một số thị trường trên thế giới. Động thái này đã diễn ra tại Việt Nam.

Ông có bình luận gì về ý kiến cho rằng, thị trường Việt Nam sắp bão hoà?

Thị trường Việt Nam chưa thể bão hoà. Việt Nam là một thị trường đang phát triển, không phải là một thị trường thực sự đã phát triển mạnh như những nước ở khu vực châu Âu. Ở Việt Nam vẫn còn có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực viễn thông. Ví dụ, tại khu vực nông thôn còn rất nhiều người chưa có điều kiện sử dụng dịch vụ viễn thông. Trong tương lai, công nghệ 3G và băng thông rộng sẽ là câu trả lời cho sự phát triển viễn thông tại các khu vực này.

3G hiện đã được một số DN mạng Việt Nam triển khai, nhưng số lượng thuê bao còn khá hạn chế. Theo ông, đâu là nguyên nhân?

Điều này là do chưa có nhiều thuê bao có thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ 3G. Các DN khai thác của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mạng và mạng 3G chưa có độ phủ sóng lớn như mạng 2G. Bên cạnh đó là sự giới hạn trong cung cấp dịch vụ về nội dung.

Tuy nhiên, công nghệ 3G ở Việt Nam sẽ thực sự phát triển mạnh mẽ trong vòng 1-2 năm tới, khi vùng phủ sóng được mở rộng, thiết bị đầu cuối 3G có giá hợp lý và dịch vụ nội dung phong phú hơn.

Mặc dù 3G đang trong giai đoạn chập chững triển khai, nhưng một số nhà khai thác của Việt Nam đã nghĩ đến việc đầu tư cho cồng nghệ 4G và LTE?

Đúng là hiện đã có 1 số DN khai thác nghĩ đến chuyện nâng cấp lên 4G và LTE. Một số nước cũng đã có những bước đầu nghiên cứu chuyển sang 4G. Việc đầu tư lên mạng 4G và LTE cũng tốn ít chi phí hơn so với đầu tư từ mạng 2G lên 3G. Tuy nhiên, 4G hiện  chưa phải là chiến lược đúng cho thị trường viễn thông Việt Nam mà nên phát triển từng bước tránh lãng phí. 4G nên được đặt trong bức tranh phát triển dài hạn.

Thu Huyền

đầu tư

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh
(cũ: Phường Tân Phú, Quận 7)

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng