“Siêu” tổng công ty có là giải pháp tối ưu?
Liệu sự ra đời của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có phải là giải pháp để tách cặp song sinh dính nhau lâu nay là quản lý Nhà nước ra khỏi quản lý kinh doanh và để kinh doanh đồng vốn nhà nước có hiệu quả?
Liệu sự ra đời của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có phải là giải pháp để tách cặp song sinh dính nhau lâu nay là quản lý Nhà nước ra khỏi quản lý kinh doanh và để kinh doanh đồng vốn nhà nước có hiệu quả?
Ngày 20/6 vừa qua, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (State Capital Investment Corporation - SCIC), một “siêu” doanh nghiệp Nhà nước, đã được khai sinh theo Quyết định 151/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một “tổ chức kinh tế đặc biệt của nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các luật khác có liên quan” (điều 2, Quyết định 151).
Muốn đứng độc lập
Ông Phạm Thanh Quang, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cơ quan soạn thảo đề án thành lập, nói rằng sự ra đời của SCIC sẽ làm cho việc quản lý phần vốn của Nhà nước hiện đang nằm rải rác ở các công ty cổ phần, các doanh nghiệp Nhà nước độc lập có hiệu quả hơn.
Mặt khác, SCIC sẽ dùng nguồn vốn của mình đầu tư vào những lĩnh vực đang cần số vốn lớn hoặc trước mắt chưa có lãi, để “hút” các thành phần kinh tế khác tham gia. Chẳng hạn, SCIC sẽ thu xếp để cùng Tổng công ty Điện lực Việt
Cách làm tương tự, theo ông Quang, sẽ được áp dụng đối với các ngành khác như xi măng, xây dựng cảng biển, dựa trên tiêu chí hiệu quả.
Nhưng cách làm này cũng sẽ tạo ra một loạt các công ty cổ phần mà cổ đông chỉ gồm các doanh nghiệp nhà nước, giống như Pacific Airlines hay PJICO. Tuy nhiên, theo ông Quang, dù sao đó cũng là bước khởi đầu tốt, hơn là cứ để doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. “Chúng tôi sẽ cố gắng kéo các thành phần kinh tế khác tham gia trong những dự án như vậy”, ông Quang nói. “Hiện nay có nhiều dự án lớn, việc kéo ngay các nhà đầu tư tư nhân vào cũng không dễ dàng”.
Theo đề án, đối tượng thuộc sự quản lý của SCIC là các doanh nghiệp Nhà nước độc lập trực thuộc các bộ, ngành và địa phương; các công ty TNHH một thành viên và các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa (quản lý phần vốn góp của Nhà nước).
Theo đề án trình Thủ tướng Chính phủ, khi hoạt động, SCIC sẽ chỉ quản lý khoảng 700 doanh nghiệp và số này sẽ giảm dần để cuối cùng SCIC chỉ còn quản lý khoảng 100 doanh nghiệp lớn, có lãi và hoạt động với tư cách là một nhà đầu tư vào những dự án lớn ở trong và ngoài nước.
Khó khăn còn ở phía trước
Tiến sĩ Trần Tiến Cường, Trưởng ban Doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng việc các doanh nghiệp Nhà nước độc lập ở nhiều bộ khác nhau lâu nay là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thương trường nay về dưới “mái nhà chung” SCIC, có thể sẽ làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh.
Nhưng ông Quang lại cho rằng việc các doanh nghiệp về “ở chung” sẽ tạo thuận lợi cho việc điều hành và giúp Nhà nước có thêm một công cụ hữu hiệu để can thiệp khi xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Quan chức này nói rằng đó cũng là công cụ hữu hiệu để giúp Nhà nước kiểm soát được việc có quá nhiều doanh nghiệp đầu tư quá lớn vào một lĩnh vực nào đó.
Tuy nhiên, theo điều lệ được duyệt, SCIC sẽ làm chủ quản các công ty TNHH một thành viên, thực chất là các doanh nghiệp Nhà nước đã được đổi tên, vốn thuộc quyền chủ quản của các bộ, ngành và địa phương. Điều này có nghĩa là SCIC sẽ phải phê duyệt từ kế hoạch sản xuất kinh doanh đến các quyết định về nhân sự. Ông Quang thừa nhận đây là công việc khó khăn do có nhiều doanh nghiệp nhỏ, nằm ở các địa phương, do địa phương quản lý. Đó là chưa kể nếu quản lý không tốt, SCIC sẽ lại trở thành một cấp quản lý nữa của doanh nghiệp Nhà nước. Ông Cường nói rằng, SCIC chỉ có thể đảm trách tốt công việc nếu có được một tổ chức tốt, từ chiến lược đầu tư kinh doanh đến tổ chức bộ máy, nhân sự.
“Tôi rất lo ngại về khả năng hoạch định chiến lược, điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh trong một loạt các doanh nghiệp cổ phần hóa và năng lực vận hành bộ máy”, ông Cường nói. Theo kinh nghiệm của
Hiện bộ máy lãnh đạo của SCIC đang được Bộ Tài chính xây dựng, và theo dự kiến, lãnh đạo chủ chốt sẽ là những người đang làm nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp tại Cục Tài chính doanh nghiệp chuyển qua và các phòng, ban khác trực thuộc Bộ Tài chính.
“Chúng tôi có kinh nghiệm quản lý, nhưng việc ra quyết định đầu tư theo tín hiệu của thị trường sẽ khó khăn, không phải cứ quản lý tốt là kinh doanh tốt”, một quan chức của Bộ Tài chính nói.
TBKTSG