Tin tức
Tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư : Không thể dùng dằng

Tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư : Không thể dùng dằng

01/10/2008

Banner PHS

Tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư : Không thể dùng dằng

Mặc dù mốc thực hiện việc chuyển giao quản lý tiền nhà đầu tư từ Cty chứng khoán sang NHTM của Bộ Tài chính đã được “lùi” một lần nữa từ 1/3/2008 đến tận 1/10/2008, tuy nhiên, nhiều Cty chứng khoán vẫn “dùng dằng”...

Một quan chức UBCK NN cho biết, cách giờ G 2 ngày, UBCK NN mới chỉ nhận được chưa đầy 70 báo cáo của các Cty chứng khoán gửi về trong tổng hơn số 80 Cty chứng khoán hiện đang hoạt động. Quan chức này cũng cho biết, trong tuần này, UBCK nhà nước sẽ tổ chức một cuộc trao đổi thẳng thắn giữa các Cty chứng khoán, các ngân hàng với sự tham gia của các nhà cung ứng dịch vụ IT như VNPT, FPT... sự có mặt của các nhà quản lý. Từ đó, những khó khăn, trở ngại (về phía Cty chứng khoán) sẽ được phân tích, mổ xẻ dưới sự phản biện của các ngân hàng  để có cái nhìn nhiều chiều và thấu đáo nhất về vấn đề này.

Uỷ ban “nhân nhượng”

Theo quan chức này, hiện nhiều Cty vẫn đang trong quá trình “đón ý” của UBCK NN, nếu như UBCK NN “làm mạnh” thì chắc chắn họ phải thực hiện. Vì việc tách bạch tiền gửi NĐT giúp minh bạch hoá thị trường, tránh rủi ro cho NĐT khi bị Cty chứng khoán lợi dụng như đã từng xảy ra, đặc biệt là khi thị trường tăng nóng. Tuy nhiên, quan chức này cũng thừa nhận, với một thị trường mới, và việc tách bạch tài khoản này cũng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi đó, thực tế hiện nay, nhiều Cty trình độ còn non kém. Và trên phương diện bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư và cũng chia sẻ với khó khăn thực sự mà các Cty chứng khoán đang phải đối mặt, UBCK NN sẽ xem xét để bảo đảm việc tách bạch tài khoản sẽ phải thực hiện nhưng không quá cứng nhắc.

Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi, UBCK NN “không cứng nhắc” hay chính UB cũng chưa thực hiện nghiêm túc vấn đề này. Bởi ngay việc công bố tên Cty chứng khoán thực hiện tách biệt tiền gửi của NĐT, UBCK NN cũng chưa cập nhật đến nơi đến chốn.

Cty chứng khoán “chưa phục”

Ông Lê Hồ Khôi -CT HĐQT kiêm TGĐ Cty chứng khoán Tràng An cho rằng: đã là luật thì các Cty chứng khoán phải tuân thủ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn chung của các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng NN cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của Cty chứng khoán, NHTM và nhà đầu tư. Trong khi đó, giao dịch chứng khoán dồn dập theo giờ trong mỗi phiên. Chẳng hạn như 8h25 sáng, hàng chục ngàn lệnh đổ vào ngân hàng, và các NHTM phải “chiết suất” các tài khoản này kịp thời cho NĐT giao dịch. Chưa kể, một số NH tốt được hàng chục Cty kết nối, mà mỗi Cty cung cấp hàng chục nghìn lệnh. Ai đảm bảo rủi ro không xảy ra, và khi đó, việc trục trặc trong giao dịch, gây thiệt hại cho NĐT trách nhiệm sẽ thuộc về bên nào. Bên cạnh đó nhiều Cty chứng khoán là con của ngân hàng, liệu có sự “thiên vị” hay không?

Theo các chuyên gia, công nghệ cũng là một vướng mắc trong câu chuyện kết nối với ngân hàng. Từ trước tới nay, không có quy chuẩn phần mềm nào cho các Cty chứng khoán, mỗi Cty ứng dụng một kiểu, trong khi kết nối được thì phải có sự tương thích. Trong khi đó, mỗi Cty chứng khoán có đến mấy chục ngàn tài khoản, Cty lớn hàng trăm,  ước tính cả hệ thống hiện khoảng 400 nghìn tài khoản. Và việc chuyển một lượng lớn tài khoản như vậy cũng cần phải có thêm thời gian.

Tổng Giám đốc Cty CP Chứng khoán Việt Thành - Mai Thanh Trúc : Cần một quy định chuẩn

Trên thực tế có nhiều dịch vụ chứng khoán rất cần một quy định chuẩn, chặt chẽ để các CTCK tham khảo thực hiện như repo, cầm cố, ủy thác đấu giá... Duy nhất hiện nay chỉ có một mẫu Giấy đề nghị mở tài khoản chứng khoán của Bộ Tài chính (trong Quyết định 27/2007/QĐ-BTC) với những nội dung như họ tên, CMT, nơi cư trú... của NĐT. Trên cơ sở mẫu này, các CTCK vẫn phải biến tấu để có hợp đồng chuẩn hơn, vì hợp đồng mẫu chỉ có thể áp dụng với NĐT cá nhân, với NĐT tổ chức thì cần nội dung khác như đăng ký kinh doanh, danh tính cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật... Theo Luật Chứng khoán và Quyết định 27/2007/QĐ-BTC thì nhà đầu tư phải mở 1 tài khoản độc lập tại NHTM, chứ không phải CTCK được mở tài khoản tổng quản lý tiền gửi chung cho các nhà đầu tư như cách mà UBCK đang hướng dẫn thực hiện. Đây mới là điều kiện tiên quyết để hoàn toàn tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi CTCK và chỉ như vậy mới hoàn toàn chấm dứt việc CTCK chiếm dụng và sử dụng khoản tiền này sai pháp luật.

Chuyên gia chứng khoán Huy Nam: Chấm dứt việc chiếm dụng tiền NĐT

Tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng khoán của CTCK được mở tại ngân hàng phải tách bạch với tài khoản tự doanh của CTCK và là tài khoản chuyên dùng, chỉ được sử dụng để thanh toán giao dịch chứng khoán cho NĐT. Khi đưa ra quy định này, UBCK viện dẫn là căn cứ theo Điểm b khoản 1 Điều 32 QĐ27 ngày 24/4/2007, mà theo đó, NĐT của CTCK phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn. Chỉ khi đưa ra quy định như thế mới là điều kiện tiên quyết để hoàn toàn tách bạch tiền gửi của NĐT ra khỏi CTCK và khi đó mới hoàn toàn chấm dứt việc CTCK chiếm dụng và sử dụng tiền của NĐT sai pháp luật.

dddn

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng