Thách thức về lao động khi vào WTO
Khi gia nhập WTO, nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động...
Khi gia nhập WTO, nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
Mặt khác sẽ có một bộ phận lao động giản đơn, trình độ thấp mất việc làm; sự phân hóa giàu - nghèo, cạnh tranh về lao động sẽ gay gắt hơn; lực lượng lao động di cư, lao động phi chính quy ngày càng lớn...
Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo "Những tác động tới việc làm, đời sống của người lao động và các giải pháp của công đoàn khi Việt
Theo TS. Dương Văn Sao, Viện trưởng Viện công nhân & Công đoàn thì tham gia WTO, việc cải thiện môi trường đầu tư sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn vốn nước ngoài vào các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, làm tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận người lao động Việt Nam, tạo đà cho việc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề. Các ngành dịch vụ thương mại sẽ có cơ hội tăng nhanh hơn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tự do hoá thương mại còn mang lại thuận lợi cho những ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến thuỷ, hải sản, cà phê...
Do đó giúp Việt
Điều này đồng nghĩa với mang lại nhiều cơ hội thay đổi công việc và tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp hiện nay. Đây chính là những chuyển biến tích cực tạo thêm nhiều việc làm, làm giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho đại bộ phận lao động nước ta.
Tuy nhiên sự dịch chuyển về cơ cấu lao động và di chuyển lao động tự do tới các vùng đô thị đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng, nhiều địa phương và các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách.
Khi Việt
Theo dự báo, tới năm 2010, lao động khu vực nông - lâm nghiệp chỉ còn dưới 50% lao động xã hội; trong khi đó, lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ tăng lên, chiếm khoảng 50% lao động xã hội.
Song xét trên phương diện đời sống, những lao động tìm việc làm mới hoặc đổi chỗ làm việc thì sẽ gặp nhiều khó khăn với môi trường sinh hoạt nơi đô thị và các khu công nghiệp. Họ không chỉ gặp khó khăn về chỗ ở và việc làm mà còn khó tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục...
Lao động nhập cư với mức độ lớn làm gia tăng các tệ nạn xã hội; gia tăng nhanh chóng nhu cầu về nhà ở, điện nước, giao thông, dẫn đến tình trạng quá tải, tăng thêm gánh nặng cho bộ máy hành chính trong hoạt động quản lý xã hội, xây dựng lối sống đô thị hiện đại. Việc tăng dân số và lao động đột biến đó khiến cho các dịch vụ xã hội ở nơi đến vượt khả năng đáp ứng, kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh vốn đã thiếu lại càng thiếu hơn.
Theo tính toán của Nhóm công tác phát triển nguồn nhân lực của APEC (NEDM), khi Việt Nam gia nhập WTO quá trình tự do hoá thương mại sẽ được đẩy mạnh, khiến cho tiền công thực tế của người lao động nước ta có thể sẽ tăng lên 23-24% và có thể tiếp tục tăng trong thời gian dài sau đó.
Những lao động có trình độ, có kỹ thuật sẽ có mức lương cao và tăng nhanh hơn so với lao động không có tay nghề.
Như vậy, gia nhập WTO có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng cách thu nhập của người lao động. Cạnh tranh khốc liệt do quá trình toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại sẽ đẩy nhanh tốc độ phân cực giữa các nhóm lao động khác nhau. Điều này góp phần làm tăng khoảng cách về quyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động.
Nhiều người dự báo rằng khi Việt
Những nhân tố kể trên sẽ góp phần làm cho các mối quan hệ lao động ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO trở nên phức tạp hơn, rất có thể dẫn đến các tranh chấp lao động lớn hơn về số lượng và quy mô, phức tạp hơn về tính chất.
TBKTVN