Thị trường chứng khoán VN hạn chế cả về cung và cầu
Chương trình Phát triển Dự án Me Kong - MPDF vừa công bố báo cáo chuyên đề kinh tế tư nhân số 16, trong đó nhận định những hạn chế mà thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang gặp phải về cơ bản có thể xem xét trên cả hai mặt cung và cầu...
Chương trình Phát triển Dự án Me Kong - MPDF vừa công bố báo cáo chuyên đề kinh tế tư nhân số 16, trong đó nhận định những hạn chế mà thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang gặp phải về cơ bản có thể xem xét trên cả hai mặt cung và cầu.
Về mặt cung, báo cáo phân tích, hiện nay có quá ít công ty sẵn lòng hoặc có khả năng đáp ứng các tiêu chí để được niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoặc đơn giản không nhận ra sự cần thiết phải làm điều đó. Đối với những công ty thỏa mãn các tiêu chí niêm yết (không nhiều), sự miễn cưỡng của họ thường xuất phát từ suy nghĩ cho rằng lợi thế và tính hấp dẫn của việc này không đáng kể so với những bất lợi có thể gặp phải.
Đặc biệt, mức độ công khai thông tin doanh nghiệp - điều cần thiết để niêm yết trên thị trường chứng khoán, được coi là cản trở lớn đối với nhiều công ty ở Việt
Chính vì những nguyên nhân nêu trên mà hoạt động huy động vốn cổ phần hiện có thể diễn ra nhiều hơn trên thị trường "chợ đen" không chính thức. Nơi các công ty với thông tin công bố kém minh bạch hơn vẫn có thể tiến hành bán cổ phiếu. Do không được quản lý và giám sát, thị trường vốn không chính thức này có nguy cơ trở thành nạn nhân của một hoặc nhiều vụ bê bối tài chính. Nếu xảy ra, điều này có thể gây hại đến niềm tin đang ngày càng tăng lên của công chúng vào đầu tư vốn cổ phần, và đẩy lùi sự phát triển của hoạt động huy động vốn cổ phần ở Việt
Lòng tin của công chúng vào lĩnh vực tài chính của Việt
Xét về khía cạnh cầu, hầu hết các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán hiện nay chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Cũng như các nhà đầu tư cá nhân ở nhiều thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác, họ có xu hướng đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn và ít quan tâm đến các chiến lược đầu tư dài hạn hơn trên cơ sở những hiểu biết căn bản về hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này giải thích một phần cho sự biến động thường xuyên của chỉ số VN-Index trong hai năm đầu hoạt động cũng như tình trạng sụt giảm tiếp theo.
Cộng đồng các nhà đầu tư hiện nay ở Việt Nam thiếu các nhà đầu tư có tư cách pháp nhân, và do đó không tạo ra một nền tảng đủ mạnh để làm tăng đáng kể số lượng các công ty được niêm yết và giá trị lũy kế của các cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán. Một thị trường chứng khoán lý tưởng nên bao gồm nhiều loại nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, sử dụng các chiến lược đầu tư đa dạng để tạo ra một tập hợp phong phú hơn các đối tượng tham gia thị trường và tăng khối lượng giao dịch. Do đó nảy sinh yêu cầu rõ ràng là cần: phát triển các tổ chức tài chính trong nước và sản phẩm tài chính liên quan đến thị trường chứng khoán; cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia nhiều hơn nữa vào thị trường này trong nước.
Điều này sẽ tạo ra một mảnh đất tài chính lành mạnh hơn mà ở đó thị trường chứng khoán Việt
Thực ra thị trường chứng khoán Việt
Các chi phí cố định cho hoạt động của một hoặc nhiều thị trường chứng khoán có thể khá cao đối với một nước đang phát triển như Việt
Một số nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ và đang phát triển đã bắt đầu nhận ra điều này, và đặc biệt qua việc "di cư" của một số doanh nghiệp quan trọng trong nước ra các thị trường chứng khoán lớn hơn ở nước ngoài , chủ yếu là để tiếp cận tập hợp các nguồn vốn đầu tư quy mô hơn và có tính thanh khoản cao hơn của các quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân. Vì nhiều lý do, khó có thể xảy ra chuyện các công ty Việt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tiến hành xây dựng một bộ Luật Chứng khoán toàn diện, dự định trình lên Quốc hội vào năm 2005. Việc ban hành trong tương lai một bộ luật đồng bộ quản lý ngành chứng khoán, và sự ra đời các quy định hướng dẫn thực thi hiệu quả để hỗ trợ việc thực hiện luật này, tạo cơ hội xây dựng môi trường luật pháp có lợi cho sự phát triển thị trường chứng khoán ở Việt
VnE