“Trọng tâm là cải cách tư pháp, cải cách hành chính”
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cho biết như vậy khi được hỏi về công việc sắp tới của ông. "Công việc mới đối với tôi hết sức mới mẻ, hết sức nặng nề", ông nói.
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cho biết như vậy khi được hỏi về công việc sắp tới của ông. "Công việc mới đối với tôi hết sức mới mẻ, hết sức nặng nề", ông nói.Xin Chủ tịch cho biết, công việc sắp tới của ông là gì?
Có nhiều việc sắp đến phải làm. Trước hết là phải tiếp cận nhanh với công việc, nắm bắt rồi tiếp tục triển khai chứ đừng để nó bị chựng lại. Thứ hai là làm ngay một số việc trọng tâm trước mắt trong năm, đặc biệt là APEC. Có thể nói, đó là thử thách đầu tiên đối với tôi.
Tiếp theo tôi phải làm đầy đủ 12 nhiệm vụ mà Hiến pháp quy định. Trong đó trọng tâm là cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Công việc mà đồng chí Chủ tịch nước tiền nhiệm đang làm thì tôi sẽ tiếp tục, tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ các đồng chí đã để lại cho tôi, kể cả các hoài bão, ước mơ tốt đẹp của các đồng chí đó, tôi cũng sẽ cố gắng thực hiện.
Ông đã có sự chuẩn bị gì cho nhiệm vụ mới?
Công việc mới đối với tôi hết sức mới mẻ, hết sức nặng nề. Vì vậy tôi cũng đồng cảm với tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”. Tôi đồng cảm với tâm tư đó, đồng thời tôi cũng muốn khẳng định thêm là: chúng mình nặng nợ quốc gia.
Nói như vậy để thấy rằng cần phải quyết tâm làm. Từ hồi nào đến giờ công việc của Chủ tịch nước tôi cũng mới chỉ biết chung chung chứ đâu có đi sâu, bây giờ về đây phải vừa học, vừa làm. Với trách nhiệm nặng nề của quốc gia thì cũng phải thành thật mà nói tôi còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Tôi nghĩ rằng, ai cũng vậy thôi, ở một cương vị mới đều phải học.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trước khi từ nhiệm có mong muốn là nhiệm kỳ Đại hội Đảng và Quốc hội nên trùng khớp với nhau để tránh sự mất cân bằng trong lãnh đạo. Là người kế nhiệm, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Không chỉ riêng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương mà nhiều người cũng có chung quan điểm này. Nói thật là bàn về vấn đề này cũng có cái khó, vì hoặc là kéo dài Đại hội Đảng ra một chút hoặc là rút ngắn thời gian của Quốc hội lại một chút. Vừa rồi nếu kéo dài ra một chút, đến cuối năm 2006 thì mỗi đại hội như vậy sẽ sẽ trễ mất 1 năm kế hoạch đã đề ra.
Tuy nhiên, nếu rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội sớm hơn cũng không đơn giản. Việc này chúng ta sẽ phải bàn tiếp, lúc nào chín muồi thì quyết.
Từ thực tiễn lãnh đạo của thành phố nhiều năm qua, sẽ giúp ích cho ông những vấn đề gì cụ thể?
Việc điều hành tại một địa bàn như vậy thời gian qua sẽ giúp cho tôi trong công tác rất nhiều, tôi không thể kể hết ra đây được. Nhưng công việc mới vừa nặng nề, lại mới mẻ nữa.
Hồi xưa tôi là Bí thư, nay được tín nhiệm vào nhiệm vụ Chủ tịch nước, hai công việc này rất khác nhau. Bí thư ở tầm thấp, bây giờ nhận nhiệm vụ mới, chức trách Chủ tịch nước lại ở tầm cao. Cho nên bây giờ tôi phải tìm hiểu, phải học hỏi.
Nói thật là khi biết Ban chấp hành Trung ương tín nhiệm giới thiệu, tôi cũng phải “lén lén” tìm hiểu rồi chứ. Cũng không dám nói cầm đèn chạy trước ôtô nhưng mà về mặt nào đó, thì mình cũng phải tranh thủ nghiên cứu chứ.
Trong thời gian làm Bí thư ở Sông Bé, rồi Tp.HCM ông rút ra được những bài học gì?
Nhiều lắm. Có lẽ sâu sắc nhất là bài học phải phát huy sức mạnh của toàn dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cái đó không phải là khẩu hiệu đâu, mà bài học đó thực sự có ý nghĩa. Phải đoàn kết, tập hợp lực lượng. Thứ hai nữa là trong công việc thì phải tự tin, phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm chứ cứ ngại ngần, né tránh thì công việc không thể có sự phát triển mạnh mẽ được.
Những bài học đó sẽ giúp cho ông làm tốt cương vị Chủ tịch nước?
Có cái ứng dụng vào thời điểm nào thì đúng, còn thời điểm nào thì không đúng. Việc quyết sách những vấn đề trọng đại quốc gia mà quyết ẩu một cái là chết, cho nên khi quyết sách sẽ phải có sự cân nhắc.
Với cương vị là người đứng đầu nhà nước, ông có tin là sẽ tạo ra sức bật mạnh mẽ cho đất nước như Sông Bé từ tỉnh nông nghiệp trở thành một tỉnh công nghiệp không?
Tôi tin là nước mình rồi cũng vậy. Có điều nó lớn hơn nên sự chuyển đổi chậm hơn, khó hơn thôi. Quốc gia thì to quá nên phải đi từ từ một chút. Nhưng cũng phải có những bước đột phá.
Theo ông, nhiệm vụ sắp tới của Việt
Việt
Ông sẽ mang tinh thần đổi mới của Tp.HCM ra để kiến thiết sự lãnh đạo Nhà nước như thế nào?
Tôi sẽ quyết tâm theo con đường đó. Đổi mới của chúng ta là xuất phát từ dân. Ý nguyện của tôi là sẽ tiếp tục sự đổi mới đó.
Với cương vị là Chủ tịch nước, ông sẽ làm gì để chia sẻ với niềm vui và nỗi buồn của người dân?
Mới cách đây mấy hôm tôi có đi thăm Quảng Bình, đến thăm bà con đồng bào Khùa, thấy bà con còn nghèo lắm. Cách đây 2 năm, tôi cũng đã đến thăm một dân tộc ít người, họ chỉ còn 182 người thôi. Chúng tôi đã giúp cho đồng bào định canh, định cư ở đây xây dựng cuộc sống mới. Lần này tôi vận động các nhà doanh nghiệp ra đó giúp cho đồng bào Khùa để nâng cuộc sống của đồng bào tương đương với đồng bào dân tộc Kinh .
TBKTVN