Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu than và quặng sắt
Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vẫn tăng mạnh mặc dù tăng trưởng kinh tế có chậm lại, trong đó mặt hàng than và thép có nhu cầu nhập khẩu lớn...
Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vẫn tăng mạnh mặc dù tăng trưởng kinh tế có chậm lại, trong đó mặt hàng than và thép có nhu cầu nhập khẩu lớn.
Theo Vale do Rio Doce- công ty khai thác quặng sắt lớn nhất Brazil, năm nay, Trung Quốc sẽ chiếm 36% nhu cầu nhập khẩu quặng sắt trên toàn cầu.
Sau khi chính phủ Trung Quốc ra quyết định hạn chế cho vay đầu tư phát triển một số ngành trong đó có than và bất động sản, kinh tế Trung Quốc đã liên tiếp giảm tốc độ tăng trưởng trong hai quý đầu năm nay. Hàn Quốc, Mỹ và các nước khác đang tính tới việc tăng xuất khẩu sang Trung Quốc để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh giá dầu tăng.
Ông Tai Hui, nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Standard Chartered tại Hồng Công nói: "Các biện pháp của chính phủ Trung Quốc có hiệu quả trong việc hướng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức "khiêm tốn" hơn. Nhưng nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng ở Trung Quốc vẫn ở mức cao, do vậy không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa và năng lượng".
Tháng trước, giá trị đầu tư vào tài sản cố định, trong đó có việc xây dựng các nhà máy và đường sá đều tăng. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tháng trước tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Nửa đầu năm nay, lượng sắt nhập khẩu của Trung Quốc tăng 35%, và lượng thép tấm nhập khẩu tăng 64%.
Ông Charles Goodyear, Giám đốc điều hành của Công ty BHP Bulliton - doanh nghiệp khai thác mỏ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Luân Đôn - vừa thông báo với các nhà đầu tư rằng, lợi nhuận của công ty trong sáu tháng đầu năm nay tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu nhập khẩu lớn của Trung Quốc khiến giá nguyên liệu thô tăng.
Ông Goodyear nói: "Nhu cầu của Trung Quốc về nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng mạnh, và chúng tôi coi Trung Quốc là khách hàng "trung thành" tiêu dùng nguyên liệu thô trong trung hạn và dài hạn".
Ông Nicolai Hansteen, nhà phân tích thuộc công ty môi giới vận tải biển Lorentzen Stemoco tại
Ông Yang Hongming, Phó chủ tịch Công ty Datang International Power Generation - một trong những nhà sản xuất điện lớn nhất Trung Quốc- cho biết, nhu cầu than nhiệt được sử dụng trong các nhà máy điện không có dấu hiệu suy giảm.
Ông Yang cho biết, năm 2005, công ty Datang tăng 33% khối lượng than nhiệt mua vào để tăng lượng điện sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng lên. Công ty Datang có kế hoạch tăng 1/3 lượng điện sản xuất, lên mức 10.410 MW vào cuối năm nay.
Ông Jim Walker, nhà kinh tế hàng đầu thuộc Công ty nghiên cứu thị trường châu Á- Thái Bình Dương CLSA tại Hồng Công cho rằng, lợi nhuận đang tăng lên của các công ty Trung Quốc, trong đó có Công ty Sắt thép Bảo Sơn, đã làm hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng.
Bảo Sơn - chi nhánh của công ty sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, cho biết lợi nhuận của công ty trong nửa đầu năm nay tăng 26% do nhu cầu thép tăng dẫn đến tăng giá.
Ông Walker nói: "Khi các công ty Trung Quốc đang thu lợi thì rất khó buộc họ ngừng đầu tư. Lượng nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu thô vẫn không hề giảm".
Ông Walker dự đoán, năm nay Trung Quốc vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 9-11%.
Tuy nhiên, các báo cáo kinh tế gần đây cho thấy, tăng trưởng đang ở mức độ "có chừng mực". Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp đã giảm trong tháng bảy (tháng thứ năm liên tiếp giảm) xuống còn 15,5%. Lượng tiền cung ứng trong tháng bảy tăng với tốc độ chậm nhất trong hai năm qua, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2003.
Trong một cuộc trả lởi phỏng vấn gần đây, nhà kinh tế hàng đầu Stephen Roach thuộc Công ty Morgan Stanley tại
Tuy nhiên, đối với các nước xuất khẩu nhiều hàng hóa vào Trung Quốc, việc Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao có ý nghĩa quan trọng.
Theo bản báo cáo do nhà kinh tế Roach công bố vào tháng 5 vừa qua, năm ngoái, Trung Quốc chiếm 21% mức tăng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ và chiếm mức tăng tương ứng của Đức là 28%, của Hàn Quốc là 36%, của Đài Loan là 68%.
Ông Donald Straszheim, Chủ tịch Công ty tư vấn toàn cầu Straszheim tại
ND