Tin tức
Vì quyền lợi cộng đồng doanh nghiệp

Vì quyền lợi cộng đồng doanh nghiệp

19/07/2005

Banner PHS

Vì quyền lợi cộng đồng doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp da giày muốn rút lui khỏi vụ kiện bán phá giá của EU vì ngại những rắc rối về thủ tục pháp lý và tốn kém...

Nhiều doanh nghiệp da giày muốn rút lui khỏi vụ kiện bán phá giá của EU vì ngại những rắc rối về thủ tục pháp lý và tốn kém. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm từ các vụ kiện chống bán phá giá từ trước tới nay, nhiều chuyên gia đã khuyên các doanh nghiệp nên chủ động tham gia vụ kiện không chỉ vì lợi ích cụ thể của doanh nghiệp mà còn vì lợi chung của toàn ngành da giày.

 

Trong danh sách 60 doanh nghiệp bị Liên minh Sản xuất Giày da châu Âu kiện phá giá có những doanh nghiệp chỉ nhận gia công, có doanh nghiệp chỉ làm nguyên phụ liệu bán trong nước... không liên quan đến việc định giá và xuất khẩu vào châu Âu.

 

Chủ động cung cấp thông tin

Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhận làm gia công cho đối tác nước ngoài. Tất cả các công đoạn như: thiết kế mẫu, cung cấp nguyên liệu, định giá và chọn thị trường xuất khẩu... đều do đối tác quyết định. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện gia công mà không hề biết hàng mình làm được xuất khẩu đi đâu, với giá thế nào nhưng vẫn bị đưa vào danh sách bị kiện và yêu cầu khai báo.

 

Trường hợp thứ 2, có những doanh nghiệp chỉ chuyên làm nguyên phụ liệu để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, không hề xuất khẩu vào châu Âu cũng nằm trong danh sách bị nghi bán phá giá. Thực tế này đã khiến một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân vân không muốn tham gia vụ kiện vì ngại sự phức tạp và tốn kém thời gian và chi phí.

 

Tại buổi làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia Tổng vụ Thương mại thuộc Uỷ ban châu Âu (EC) cũng rất lúng túng khi trả lời các doanh nghiệp và đã thừa nhận danh sách 60 doanh nghiệp bị kiện là do Liên minh Sản xuất Giày da châu Âu cung cấp nên có thể chưa chính xác.

 

Đối với trường hợp thứ nhất, các chuyên gia yêu cầu doanh nghiệp nên liên hệ với đối tác để lấy các số liệu khai báo. Điều này là khá phức tạp nên một số doanh nghiệp nhỏ rất ngại và tỏ ra không muốn tham gia vụ kiện. Còn đối với trường hợp thứ hai thì doanh nghiệp được khuyên là có thể không tham gia vụ kiện vì thực tế không xuất khẩu sang châu Âu.

 

Tuy nhiên, đối với tất cả các doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu sang châu Âu, kể cả những doanh nghiệp không có tên trong 60 doanh nghiệp bị Liên minh Sản xuất Giày da châu Âu khởi kiện đều được các chuyên gia thương mại châu Âu khuyên nên tham gia khai báo đầy đủ.

 

Theo quy định, dù chỉ có 60 doanh nghiệp trong danh sách bị đơn nhưng khi có quyết định về mức thuế chống bán phá giá thì sẽ áp dụng chung cho toàn ngành da giày Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp tham gia càng đông thì phía đối tác sẽ đánh giá cao tinh thần hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam và điều quan trọng hơn là Tổng vụ Thương mại châu Âu đầy đủ các số liệu chính xác để xem xét khách quan về vụ kiên. Doanh nghiệp nào không khai báo sẽ bị coi là không hợp tác với cơ quan điều tra và không cơ hội được xem xét về việc hoạt động theo kinh tế thị trường và các số liệu sử dụng trong quá trình điều tra và ra kết luận là số liệu do phía khởi kiện cung cấp. Điều này là rất bất lợi vì các số liệu đó có thể không chính xác và có thể bị áp mức thuế cao nh t trong biên độ phá giá 130%.

 

Vì vậy, chủ động tham gia vụ kiện không chỉ có lợi cho bản thân doanh nghiệp mà còn có lợi cho toàn ngành da giày Việt Nam.

 

Chứng minh 5 tiêu chí cơ chế thị trường

Việt Nam được xem là nước có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi, vì vậy, EC sẽ xem xét quy chế thị trường đối với từng doanh nghiệp dựa trên hoạt động thực tế. Những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp là vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để quyết định điều tra và xem xét quy chế thị trường cho doanh nghiệp. Vì vậy, ngay trong bản khai cung cấp thông tin, doanh nghiệp cần cung cấp thật đầy đủ và chi tiết để thuận lợi cho quá trình điều tra.

 

5 tiêu chí để xác định doanh nghiệp có hoạt động theo quy chế thị trường bao gồm:

Tất cả các quyết định trong sản xuất như: giá bán, chi phí, nguyên phụ liệu... đều tự do theo thị trường và công ty không bị can thiệp của nhà nước (1);

 

Công ty phải có hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với các thông lệ quốc tế và được kiểm toán bằng một cơ quan độc lập (2);

 

Công ty cũng phải chứng minh được những yếu tố của kinh tế phi thị trường trước đó như sự trợ giúp của Nhà nước không có sự ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của công ty(3);

 

Môi trường pháp lý mà công ty hoạt động phải có Luật phá sản và Luật đ t đai...(4);

 

Tỷ giá hối đoái phải do thị trường quyết định(5).

 

Các doanh nghiệp phải đáp ứng được cả 5 tiêu chí trên mới được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường. Nếu được xem là hoạt động theo cơ chế thị trường thì giá bán sẽ được so sánh giữa giá xuất khẩu sang châu Âu với giá bán thị trường trong nước. Còn doanh nghiệp không được xem là hoạt động theo kinh tế thị trường sẽ phải so sánh với một nước thứ 3 mà cụ thể là Brazin theo đề nghị của Liên minh sản xuất giày da châu Âu.

TBKTVN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng