Vì sao chè Việt Nam xuất khẩu chưa có uy tín?
Một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng chè của Việt Nam luôn thấp hơn các nước khác trong khu vực và thế giới lại nằm ngay những khâu đầu của quy trình sản xuất...
Một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng chè của Việt
Ðột phá từ khâu giống và công nghệ
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn hiện nay, giống chè Việt
Các chuyên gia cho rằng, chè Việt
Công nghệ chế biến cũng là vấn đề cần bàn. Theo số liệu thống kê hiện nay, cả nước có khoảng gần 600 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp. Tuy một số cơ sở được trang bị mới, xây dựng chế độ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, song hiện vẫn còn rất nhiều cơ sở chế biến quy mô nhỏ, các lò chế biến thủ công hộ gia đình phục vụ cho thị trường nội địa với công nghệ chế biến lạc hậu.
Thực tế cho thấy, công nghệ hiện có của các cơ sở này đều được nhập từ Liên Xô (trước đây), chưa kể hầu hết các dây chuyền, thiết bị đã thay thế bằng các phụ tùng trong nước nhiều lần, không bảo đảm tính đồng bộ.
Cũng theo một số quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư những dây chuyền chế biến chè hiện đại hơn của Ấn Ðộ, song vẫn còn lạc hậu so với các nước tiên tiến. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm uy tín chè xuất khẩu Việt
Ðể giải quyết tình trạng này, theo các chuyên gia, bên cạnh việc đầu tư phát triển công nghệ chế biến, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, cần phải xây dựng thương hiệu chè quốc gia. Muốn vậy, cần có cách đi đúng hướng. Ðiều đầu tiên, trước khi cho phép cơ sở chế biến chè nào mang thương hiệu quốc gia, cơ sở đó phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định; mặt khác, cần xây dựng phòng kiểm nghiệm tiêu chuẩn quốc tế trước khi xuất khẩu sản phẩm.
Tổ chức thị trường: Khâu "hậu cần" cho xuất khẩu
Một trong những điểm yếu của công tác xuất khẩu chè thời gian qua là khâu tổ chức thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài. Cho dù năm 2002, Chính phủ ra Quyết định 80 liên kết "bốn nhà" trong tiêu thụ sản phẩm, song vẫn còn nhiều doanh nghiệp phàn nàn: nhiều khi ký hợp đồng với đối tác và thực hiện đầy đủ việc miễn lãi suất ngân hàng để mua phân bón, chuyển giao kiến thức miễn phí, nhưng hầu như các đối tác không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bán chè, đặc biệt có những đối tác không bán một cân nào cho công ty.
Sự yếu kém trong việc tổ chức thị trường trong nước còn biểu hiện ở thực tế "bùng nổ" của doanh nghiệp chế biến, sự phân bố không đồng đều ở các vùng nguyên liệu dẫn đến tranh mua, tranh bán; "sốt giá" ảo và mua sản phẩm trôi nổi kém chất lượng trên thị trường.
Ðiều này lý giải phần nào vì sao chè Việt
Sau khủng hoảng ở Liên Xô và các nước Ðông Âu, thị trường bị thu hẹp, ngành chè tưởng chừng không thể vượt qua, song với sự năng động của mình, đến nay chè Việt Nam đã có mặt khắp ở 60 thị trường thế giới, trong đó có nhiều thị trường mới: Nhật Bản, Ðức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Kenya, Ma-rốc... Song thị trường xuất khẩu chè của Việt
Như vậy, rõ ràng lời giải của bài toán nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường nằm ngay trong các khâu đầu tiên của quy trình sản xuất và ở tính "chuyên nghiệp" trong kinh doanh. Ðây cũng là yêu cầu tất yếu phải vươn tới để thực hiện lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của ngành Nông nghiệp.
ND