Xu hướng mới: Giá vàng và lãi suất USD đều tăng
Giá vàng mấy ngày gần đây tiếp tục đạt được đỉnh cao mới, trong khi lãi suất chủ đạo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại tiếp tục tăng cao, từ mức 4,0% lên 4,25%/năm...
Giá vàng mấy ngày gần đây tiếp tục đạt được đỉnh cao mới, trong khi lãi suất chủ đạo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại tiếp tục tăng cao, từ mức 4,0% lên 4,25%/năm.
Ngày
Tuy nhiên, các giao dịch về vàng trong nước đang hết sức trầm lắng. Trong lúc giá vàng liên tục tăng cao, thì ngày
Tác động tức thời của việc này là lãi suất trên các thị trường tiền tệ chủ chốt thế giới đều tăng lên. Lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng
Trong nước, vào thời điểm hiện tại, các ngân hàng thương mại chưa tăng lãi suất tiền gửi USD, bởi vì dự đoán đón đầu ngay từ đầu tháng 12/2005, một số ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất. Lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 1 năm đã tăng lên 4,4%-4,7%/năm, tuy thấp hơn lãi suất cùng kỳ hạn trên thị trường tiền gửi quốc tế, nhưng do tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá nên tính ra cũng tương đương.
Song hiện nay các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn có mức lãi suất tiền gửi USD thấp. Đặc biệt là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn dẫn đầu về huy động vốn USD hiện nay có lãi suất USD cũng khá thấp, chưa điều chỉnh qua 2 lần FED tăng lãi suất gần đây.
Do đó, chắc chắn tới đây nếu Ngân hàng Nhà nước Việt
Mặc dù lãi suất huy động vốn USD của nhiều ngân hàng thương mại trong nước không tăng, nhưng lãi suất cho vay USD đã tăng từ 0,25%/năm - 0,35%/năm trong thời gian gần đây. Dự báo tới đây, lãi suất cho vay vốn USD của các ngân hàng thương mại trong nước cũng sẽ tăng lên tới 7,0 - 7,5%/năm bao gồm cả phí.
Với mức lãi suất cao như vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay vốn Đồng Việt
Nếu như Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ (để tác động hạn chế tình trạng Đôla hoá tài sản nợ trong các ngân hàng thương mại) thì sẽ lại càng làm cho lãi suất cho vay USD có xu hướng gia tăng.
Giới tài chính quốc tế dự báo tới đây FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất chủ đạo USD để kiềm chế lạm phát có xu hướng gia tăng tại Mỹ. Theo đó, dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ thì lãi suất cho vay USD cũng sẽ tăng lên, còn tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng thì lãi suất cho vay USD sẽ lại tăng cao hơn. Xu hướng đó tác động trực tiếp đến các dự án lớn của các doanh nghiệp, của Chính phủ buộc phải vay vốn ngoại tệ.
Đây là vấn đề cần được tính toán ở giác độ đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn là tâm lý lo ngại Đôla hoá trong ngân hàng thương mại.
TBKTVN