Xuất khẩu gạo 2006: Cơ hội tốt, thách thức nhiều
Thứ trưởng Thương mại Phan Thế Ruệ dự báo năm 2006, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ sôi động hơn năm 2005, bởi nhu cầu gạo trong năm dự báo lên tới 412 triệu tấn nhưng nguồn cung chỉ vào khoảng 406 triệu tấn.
Thứ trưởng Thương mại Phan Thế Ruệ dự báo năm 2006, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ sôi động hơn năm 2005, bởi nhu cầu gạo trong năm dự báo lên tới 412 triệu tấn nhưng nguồn cung chỉ vào khoảng 406 triệu tấn.
Theo Thứ trưởng Phan Thế Ruệ, gạo chắc chắn sẽ là mặt hàng "nóng" trong năm nay. Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều tăng. Bên cạnh đó, thời tiết năm 2006 được dự báo là rất khắc nghiệt, sẽ góp phần làm tăng cơ hội xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phan Thế Ruệ, vẫn còn rất nhiều thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Bên cạnh đó, nếu tính về lâu dài, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Một số nước châu Á và châu Phi đang mua gạo 25% tấm của Việt
Một điều khác đáng lưu ý là Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về lượng gạo xuất khẩu nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 về giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do hệ thống chế biến và tiếp thị yếu. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân đều trồng lúa trên diện tích nhỏ, chưa tiến hành sản xuất đại trà quy mô lớn để có thể hạ giá thành sản xuất.
Quan trọng hơn, cho đến nay trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu hoặc nhãn hiệu gạo nổi tiếng đặc trưng cho gạo Việt Nam, trong khi các thương hiệu gạo Jasmine, gạo Basmani đã được gắn liền với các quốc gia cạnh tranh là Thái Lan, Ấn Độ và Pakixtan. Vì vậy, muốn cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới, ngành lúa gạo Việt Nam không có con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành và nhanh chóng xây dựng thương hiệu "gạo Việt Nam".
Để hoạt động xuất khẩu gạo bền vững, trong năm 2006, Việt Nam cũng sẽ phải chú trọng nâng cao chất lượng gạo, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, đồng thời khuyến khích xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Inđônêxia và Philíppin, đồng thời tiếp cận với những thị trường mới như Irắc, Iran, Hàn Quốc và một số nước châu Phi.
TTXVN