Bán hàng đa cấp sẽ đi vào khuôn khổ
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại, nhận định, trong thời gian tới, các hoạt động bán hàng đa cấp sẽ đi vào khuôn khổ, sẽ có ít hiện tượng biến tướng, lừa đảo ít đi rất nhiều...
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại, nhận định, trong thời gian tới, các hoạt động bán hàng đa cấp sẽ đi vào khuôn khổ, sẽ có ít hiện tượng biến tướng, lừa đảo ít đi rất nhiều.
Thưa bà, kể từ khi Luật cạnh tranh có hiệu lực (
Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan tới quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực thi hành, tạo nên khung pháp lý để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng tiến hành quản lý, kiểm tra và xử lý các hoạt động bán hàng đa cấp trái pháp luật, nhằm đưa hoạt động bán hàng đa cấp đi vào nề nếp, phát triển đúng pháp luật.
Tuy đến nay chưa có khảo sát chính thức, nhưng chúng tôi cũng đã nhận thấy những hiện tượng lộn xộn trong bán hàng đa cấp vừa qua giảm bớt đi rất nhiều. Mặc dù vậy, để khẳng định hoạt động này đã đi vào nề nếp hay chưa thì còn hơi sớm.
Hiện nay, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang tiến hành đề nghị cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Cục Quản lý cạnh tranh cùng các sở thương mại/sở thương mại du lịch và các cơ quan chức năng khác đang cố gắng thực thi tốt những quy định pháp luật đã ban hành để sớm đưa hoạt động này đi vào nề nếp.
Hình thức bán hàng đa cấp xuất hiện ngày càng nhiều, bà có nghĩ rằng đây là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp? Đối với một nền kinh tế, hình thức kinh doanh này có đóng góp gì?
Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng bán hàng đa cấp chỉ là một phương thức bán hàng trong rất nhiều phương thức để doanh nghiệp lựa chọn đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. bán hàng đa cấp cũng có những mặt mạnh và mặt yếu của nó. Do vậy, tùy vào điều kiện cụ thể của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức này nếu thấy phù hợp.
Chính vì đây chỉ là một trong những phương thức bán hàng, nên không thể khẳng định bán hàng đa cấp thực sự là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý thừa nhận tính hợp pháp của phương thức này, đảm bảo cho doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn.
Còn về đóng góp cho nền kinh tế nói chung, phương thức bán hàng đa cấp đúng nghĩa, đúng pháp luật sẽ có những đóng góp nhất định.
Về mặt nguyên tắc, bất kỳ phương thức bán hàng nào cũng đều giúp cho việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Xét trên bình diện rộng hơn, bán hàng đa cấp sẽ tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động khác.
Nhưng cần phải khẳng định thêm rằng nếu bán hàng đa cấp trái pháp luật, bất chính thì cũng sẽ gây ra nhiều tác hại cho nền kinh tế cũng như có những ảnh hưởng xấu về mặt xã hội nữa. Thực tiễn thời gian qua cũng đã cho thấy rõ những hậu quả này rồi.
Theo số liệu của Cục quản lý cạnh tranh, hiện nay có khoảng 25 công ty kinh doanh bán hàng đa cấp. Bà nghĩ đây là con số thực tế hay thực tế còn nhiều hơn? Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp có cần được khuyến khích không?
Xin lưu ý lại rằng số liệu 25 công ty bán hàng đa cấp chỉ là số liệu sơ bộ ban đầu. Chúng ta sẽ có được số liệu chính xác sau khi các sở thương mại và sở thương mại du lịch tiến hành cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và báo cáo lại cho Bộ thương mại.
Nhà nước ta chỉ khuyến khích các hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp, đúng nghĩa. Đồng thời, cũng nghiêm cấm các hoạt động bán hàng đa cấp trái với quy định của pháp luật, đặc biệt là các hoạt động bán hàng đa cấp trá hình.
Như đã trả lời ở trên, bán hàng đa cấp đúng nghĩa của nó là một phương thức bán hàng có thể đem lại một số lợi ích nhất định cho nền kinh tế. Phương thức này cũng đã rất phát triển ở các nước khác trên thế giới ngay từ những năm 1930...
Vậy cơ quan quản lý Nhà nước như Cục Quản lý cạnh tranh và các sở thương mại/sở thương mại du lịch làm gì để giám sát và quản lý hoạt động này?
Đúng là hoạt động bán hàng đa cấp bản thân nó cũng rất phức tạp. Thực tế diễn ra càng phức tạp hơn, dễ bị biến tượng và lợi dụng.
Luật cạnh tranh, Nghị định 110/2005/NĐ-CP và Thông tư 19/2005/TT-BTM đã quy định rất nhiều biện pháp khác nhau để cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành giám sát và quản lý hoạt động này.
Tôi có thể đơn cử như buộc doanh nghiệp phải có giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp mới được tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp, hay yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của mình.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ thường xuyên giám sát thông qua nhiều kênh khác nhau và sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm của doanh nghiệp và người tham gia.
Với những diễn biến và khung pháp lý như hiện nay cũng như cùng với sự nhận thức càng ngày càng cao của doanh nghiệp và người dân, tôi cho rằng bán hàng đa cấp ở Việt
TBKTVN