Tin tức
Đàm phán WTO thất bại, nước giàu thiệt thòi

Đàm phán WTO thất bại, nước giàu thiệt thòi

01/08/2006

Banner PHS

Đàm phán WTO thất bại, nước giàu thiệt thòi

Người tiêu dùng tại Mỹ, châu Âu và các nước giàu khác sẽ là một trong những đối tượng thiệt thòi nhiều nhất từ thất bại của vòng đàm phán tự do thương mại toàn cầu tại Geneva (Thụy Sĩ) đầu tuần trước...

Người tiêu dùng tại Mỹ, châu Âu và các nước giàu khác sẽ là một trong những đối tượng thiệt thòi nhiều nhất từ thất bại của vòng đàm phán tự do thương mại toàn cầu tại Geneva (Thụy Sĩ) đầu tuần trước.


Chủ tịch Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã buộc phải tuyên bố hoãn vòng đàm phán Doha vô thời hạn sau vào ngày 24/7 sau khi các nước có vai trò quan trọng đối với thương mại toàn cầu không vượt qua được những bất đồng về trợ cấp và thuế quan nông nghiệp.

 

Giới phân tích nhận định nếu vòng đàm phán thành công, người tiêu dùng có thể được hưởng nhiều lợi ích từ việc cắt giảm mạnh các khoản thuế quan và trợ cấp nông nghiệp vốn đang tồn tại ở nhiều nước.

 

Đối với Phil Evans, giảng viên tại Đại học Thương mại Bristol (Anh), thì những nước mong muốn đạt được một thỏa thuận sau vòng đàm phán tại Geneva đã mắc sai lầm khi bỏ qua sự liên quan của nó tới những người mua sắm hằng ngày.

 

"Đại diện các nước trong vòng đàm phán không nói rõ ý nghĩa của tự do mậu dịch toàn cầu đối với việc mua sắm hằng ngày của người tiêu dùng. Họ nên nhận ra rằng người tiêu dùng chính là lực lượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các cuộc thương lượng", Evans phát biểu.

 

Vòng đàm phán Doha, khởi động vào năm 2001 tại thủ đô Qatar, được coi là một cách để giảm tình trạng nghèo đói toàn cầu thông qua thúc đẩy mậu dịch tự do, nhưng sau đó lâm vào thế bế tắc do Mỹ và Liên minh châu Âu không đồng ý dỡ bỏ những khoản trợ cấp nông nghiệp - vốn rất nhạy cảm về mặt chính trị - của họ.

 

Mặc dù khó lượng hóa, song việc dỡ bỏ, hay ít nhất là hạ thấp, những rào cản nông nghiệp sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng trên thị trường nông sản và người tiêu dùng tại các nước giàu sẽ phải bỏ ra ít tiền hơn so với hiện nay cho các mặt hàng nông sản.

Theo Trung tâm nghiên cứu Thương mại và Kinh tế (Anh) thì những hiệp định thương mại trước đây, chẳng hạn như vòng đàm phán Uruguay - tiền thân của vòng đàm phán Doha - đã góp phần làm giảm giá hàng dệt may, máy tính, điện tử, hóa chất, xe hơi và thực phẩm.

 

Báo cáo năm 2005 của Trung tâm nghiên cứu Thương mại và Kinh tế dự tính rằng chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Liên minh châu Âu đã gây thiệt hại cho mỗi công dân trong khối khoảng 1.850 USD/năm.

 

"Số tiền mà chúng ta phải trả cho quần áo, lương thực, nhu yếu phẩm và những hàng hóa cao cấp chịu tác động của các chính sách thương mại. Mậu dịch tự do hơn đồng nghĩa với giá cả thấp hơn và nhiều loại sản phẩm để chọn lựa hơn. Điều đó cũng có nghĩa là người tiêu dùng có thêm một khoản thu nhập từ việc chi trả ít hơn", báo cáo viết.

Những tranh cãi xung quanh vòng đàm phán tự do thương mại tập trung nhiều vào tầm quan trọng của việc duy trì sự lành mạnh của hệ thống mậu dịch đa phương và những lợi ích tiềm năng mà các nước đang phát triển sẽ được hưởng khi được xuất khẩu hàng hóa tự do hơn ra nước ngoài.

 

Để người dân tại các nước giàu chú ý đến thỏa thuận thương mại tự do, Evans cho rằng điều quan trọng là phải cho họ thấy rằng "thương mại chính là những gì nằm trong ví của họ, chứ không phải là một lý thuyết đầy tính hàn lâm".

 

Ông cho rằng những tập đoàn bán lẻ và chính phủ nên tuyên bố thế này:

"Nguyên nhân khiến cho quần áo của các bạn trở nên đắt đỏ chính là mậu dịch. Bạn được mua một màn hình TV plasma với giá 1.500 USD thay vì 7.500 USD cũng là nhờ mậu dịch. Cái giúp bạn đủ khả năng nuôi sống gia đình tốt hơn trước kia cũng là mậu dịch".

 

Nhưng không phải tất cả mọi người đều được móc ví ít hơn từ nếu vòng đàm phán tự do thương mại toàn cầu thành công.

 

Người tiêu dùng tại một số quốc gia đang phát triển sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua nông sản nếu chính phủ các nước này ký kết một thỏa thuận nhằm ngăn chặn các sản phẩm nông sản từ châu Âu hoặc Mỹ - vốn được bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất - tràn vào nước họ, Robin Simpson, một cố vấn chính sách cấp cao của tập đoàn tư vấn người tiêu dùng Consumers International có trụ sở tại London (Anh), nhận định.

 

Tuy nhiên, nông dân tại các nước đang phát triển sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá bông, đường và các sản phẩm nông nghiệp khác sẽ tăng trên toàn thế giới, ông Simpson nhấn mạnh.

 

"Tại nhiều vùng nông thôn ở các nước đang phát triển, người dân phải chịu thiệt thòi không đáng có do giá cả nông sản thấp một cách giả tạo", ông nói.

VnE, CNN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng