Tin tức
Dệt may Mỹ Latin âm thầm chiếm lại thị phần

Dệt may Mỹ Latin âm thầm chiếm lại thị phần

29/07/2004

Banner PHS

Dệt may Mỹ Latin âm thầm chiếm lại thị phần

Sau nhiều năm chìm trong im lặng, các công ty dệt may ở khu vực này đang dần khẳng định lại vị thế của mình trên thương trường và họ được đánh giá là một trong những đối thủ nặng ký của cường quốc dệt may Trung Quốc...

Sau nhiều năm chìm trong im lặng, các công ty dệt may ở khu vực này đang dần khẳng định lại vị thế của mình trên thương trường và họ được đánh giá là một trong những đối thủ nặng ký của cường quốc dệt may Trung Quốc.

12 năm trước, giới chủ của Công ty Dệt may Forno thuộc thành phố La Paz (Bolivia) đã gắn một tấm bảng bằng đồng kỷ niệm “70 năm tiên phong trong ngành công nghiệp dệt may, 1922-1992”. Theo các chuyên gia, đây được xem như là một hành động quá tự mãn, bởi 5 năm sau đó, công ty này đã phải đóng cửa, máy móc thiết bị phải bán đi và hơn 1.000 công nhân bị mất việc làm. Gần đó, hai công ty khác chuyên may đồ thể thao cho các đội bóng cũng chịu số phận tương tự.

Bầu không khí ảm đảm của dệt may không chỉ dừng lại ở đấy, nó bắt đầu tấn công sang các khu vực khác của Mỹ Latin. Tại đây, các công ty dệt may vốn trước đây chỉ phụ thuộc vào thị trường nội địa đã trở thành nạn nhân của phong trào tự do hóa kinh tế những năm 80 và 90 cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả của các nước Đông Nam Á.

 

Brazil, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Mỹ Latin, 438 nhà máy sợi và dệt chiếm khoảng 1/3 trong tổng số công ty dệt may tại nước này đột ngột “biến mất” trong thời gian từ năm 1997 đến 2002. Lúc đó, khoảng 235.000 lao động trong lĩnh vực dệt may đã bị thất nghiệp. Thậm chí ở Mexico, nước mà ngành công nghiệp dệt may đã phát triển mạnh mẽ sau khi tham gia vào Hiệp định Tự do Thương mại khu vực Bắc Mỹ năm 1994, hơn 20% việc làm trong lĩnh vực này cũng đã bị mất chỉ trong vòng 4 năm.

Cả thế giới đang trong giai đoạn cuối cùng thực hiện Hiệp định Đa sợi. Điều này sẽ làm tăng áp lực phải cải tiến công nghệ cho các nước, đặc biệt là Mexico, vốn đang phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc trong lĩnh vực áo sơ mi tại thị trường Mỹ.

Mexico, Honduras, Cộng hòa Dominica và Colombia đang cố gắng tận dụng các quan hệ tự nhiên với Mỹ, các phương pháp sản xuất linh hoạt cũng như những ưu đãi thương mại đã thương lượng với Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu. Các công ty may mặc Colombia tự tin rằng với thời gian đi sang Mỹ ngắn hơn và những lợi ích thu được từ Hiệp định Ưu đãi thương mại có hiệu lực năm 2002 có thể giúp cho các công ty này cạnh tranh được với doanh nghiệp Trung Quốc. Hơn nữa, mức lương mà công nhân tại đây nhận được cũng cao hơn 50% mức lương của công nhân Trung Quốc.

 

Ông Roque Ospina, Giám đốc cơ quan xúc tiến ngành công nghiệp dệt may ở Colombia, cho biết: “Hiện nay để sang Mỹ, chúng tôi chỉ mất 3 giờ đi máy bay và 3 ngày đi bằng tàu thủy, trong khi Trung Quốc phải mất những 15-18 giờ bay, còn đi tàu thủy thì lâu hơn nhiều”. Theo ông Ospina, đây là một lợi thế lớn giúp cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc.

Còn theo bà Mara Luisa Meja, Giám đốc một công ty dệt may tại Colombia, doanh nghiệp của bà đã làm một cuộc cách mạng để cải tiến phương pháp sản xuất từ đầu những năm 90 để có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thời gian cho các nhãn hiệu của mình như Tommy Hilfiger và Pierre Cardin. Hơn 80% sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, so với con số chỉ 15% của 10 năm trước. Bà Maje cho hay: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tìm đúng thị trường của mình. Chúng tôi có thể đáp ứng rất nhanh những yêu cầu phía Mỹ đưa ra chỉ trong vòng một tháng, Trung Quốc thì không thể làm như vậy”.

 

Brazil và rất nhiều quốc gia khác ở phía Nam nói chung ít phụ thuộc vào thị trường Mỹ hơn nhưng họ cũng bắt đầu lo lắng về việc phải tăng hiệu quả công việc lên. Năm 1999, ở Brazil, tiền bị mất giá nghiêm trọng, nhưng đó lại là động lực khiến các công ty nỗ lực đầu tư vốn vào dệt may giúp xuất khẩu tăng lên nhiều, tuy mới chỉ chiếm khoảng 8% sản lượng đầu ra. Các công ty may mặc của Brazil hiện tập trung vào các khâu có thể tăng giá trị của sản phẩm như chất lượng vải, kiểu dáng… Đồng thời, họ cũng phát triển mạnh các nhãn hiệu của mình như M. Officer và RosaChá.

Domingos Mosca, đối tác nước ngoài của Hiệp hội dệt may Brazil, đánh giá, Brazil không thể cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực nguyên liệu tổng hợp và ngành công nghiệp này có thể rất dễ bị nhập khẩu với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, các mặt hàng cotton và sợi tự nhiên lại là một thế mạnh của Brazil. Tại các nước có thu nhập không cao thì các sản phẩm may mặc của Brazil có khả năng tiêu thụ rất tốt, ngày càng nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm của nước này.

Với sự khởi sắc của ngành dệt may Mỹ Latin, các chuyên gia nhận định, trên thị trường thế giới hiện nay, các nước chuyên xuất khẩu hàng may mặc thực sự có thêm một đối thủ mới.

VnE

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng