Điểm mặt “đại gia” xuất khẩu
Trong điều hành và thống kê xuất khẩu hàng năm hiện nay, nước ta có 25 mặt hàng (hoặc nhóm hàng) xuất khẩu chủ yếu. Có 18 mặt hàng hiện đã đạt trên 100 triệu USD...
Trong điều hành và thống kê xuất khẩu hàng năm hiện nay, nước ta có 25 mặt hàng (hoặc nhóm hàng) xuất khẩu chủ yếu. Có 18 mặt hàng hiện đã đạt trên 100 triệu USD.Đó là: dầu thô; dệt may; giày dép; thuỷ sản; gỗ và sản phẩm gỗ; điện tử, máy tính; gạo; cao su; cà phê; than; dây điện và dây cáp điện; hạt điều; sản phẩm nhựa; sản phẩm gốm sứ; rau quả; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; hạt tiêu; xe đạp và phụ tùng xe đạp, tăng 4 mặt hàng so với năm 2000 (than; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; sản phẩm nhựa; xe đạp và phụ tùng xe đạp).
Có 12 mặt hàng xuất khẩu sau đây đạt trên 500 triệu USD, được các chuyên gia gọi là câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu “đại gia”, tăng 5 thành viên so với năm 2000 (than, dây điện và cáp điện, cao su, hạt điều, sản phẩm gỗ).
Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì xuất nhập khẩu dầu thô mới thôi giữ vị trí đứng đầu.
Hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt
Hàng dệt, may là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai sau dầu thô, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2005 đạt 20,7%, cao hơn tốc độ tăng chung.
Hiện có khoảng 170 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng dệt may của Việt
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước/vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mêhicô, Bangladesh, Hàn Quốc, đặc biệt là Trung Quốc- nước có kim ngạch xuất khẩu tới 40 tỷ USD chiếm tới 20% thị phần xuất khẩu dệt may thế giới.
Giày, dép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong các mặt hàng, chiếm 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Hiện có khoảng 160 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu giày, dép của Việt Nam, trong đó lớn nhất là EU (60%), tiếp đến là Mỹ (20%), Nhật Bản (3%)... Kim ngạch xuất khẩu giày, dép của Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới, chiếm khoảng 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu 43- 45 tỷ USD của thế giới, nhưng cũng còn những hạn chế và thách thức, như phải cạnh tranh với Trung Quốc (với 11 tỷ USD, chiếm 25% thị phần xuất khẩu của thế giới); nguyên liệu trong nước chất lượng kém, phụ thuộc tới 60% vào nhập khẩu; mẫu mã đơn điệu; công tác quảng cáo, tiếp thị còn yếu, phải bán qua trung gian; gần đây lại bị EU kiện bán phá giá..., nên thực thu ngoại tệ thấp, hạn chế việc tăng lượng xuất khẩu.
Xuất khẩu thuỷ sản hiện có kim ngạch lớn thứ tư trong các mặt hàng, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2005 đạt 13,1%.
Hiện có 90 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Gỗ và sản phẩm gỗ là nhóm hàng hiện có kim ngạch lớn thứ năm, chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là mặt hàng có tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2005 khá cao, lên tới 38,1%, cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng chung.
Thị trường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm gỗ của Việt Nam là các nước phát triển như EU (28%), Nhật Bản (24%), Mỹ (20%); Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia cũng là những thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm gỗ của nước ta. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của xuất khẩu sản phẩm gỗ là có đến 80% nguyên liệu là nhập khẩu từ nước ngoài; giá nguyên liệu mấy năm nay lại tăng mạnh; việc sản xuất còn phân tán, chưa đủ yêu cầu của những khách hàng có yêu cầu lớn.
Hàng điện tử, máy tính và linh kiện tuy mới được xuất khẩu cách đây mươi năm, nhưng đến nay đã có kim ngạch đứng thứ sáu và chiếm tỷ trọng 4,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2005 là 12,6%, thấp chỉ bằng hơn một nửa tốc độ tăng bình quân 21,5%/năm của thời kỳ 1997- 2000, chủ yếu do năm 2001 giảm 10%, năm 2002 giảm 14,7%, mặc dù từ năm 2003 đến nay đã tăng cao và từ năm 2004 đã gia nhập “câu lạc bộ 1 tỷ USD trở lên”.
Gạo là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ bảy trong các mặt hàng, đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu gạo. Tính từ năm 1989 đến nay, Việt
Tuy xuất khẩu với khối lượng lớn, có thứ hạng cao, nhưng giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan, chủ yếu do việc xây dựng thương hiệu cũng như các vấn đề về giống, chủng loại, chất lượng, chi phí sản xuất và năng lực của các nhà xuất khẩu còn yếu kém.
Ngoài 7 đại gia đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, còn có một số mặt hàng đạt kim ngạch cao sau đây.
Cao su là mặt hàng đạt kim ngạch cao thứ 8, chiếm gần 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2005 đạt rất cao, lên tới 37,1%. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt
Mặc dù có khối lượng lớn, nhưng chất lượng sản phẩm cao su của Việt
Cà phê là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 9, chiếm 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, lớn thứ 3 thế giới với thị phần trên 4% sau Braxin (17%),
Than là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 10 trong các mặt hàng, chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 1005 đạt 48,1%, cao nhất trong các mặt hàng. Đối tác nhập khẩu chính là Nhật Bản 32%, Trung Quốc 27%, Thái Lan 11%, Hàn Quốc 9%, Hà Lan 8%. Tuy nhiên, để tiết kiệm nguồn tài nguyên, mục tiêu xuất khẩu chỉ ở mức khoảng 150 triệu USD.
Dây điện và dây cáp điện là mặt hàng xuất khẩu mới nổi trong 5 năm qua, nhưng đã tăng khá nhanh với tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2001- 2005 đạt 32,2%, vượt xa tốc độ tăng chung; hiện chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đứng thứ 11 trong các mặt hàng. Thị trường chính là Nhật Bản (90%), tiếp đến là
TBKTVN