Tin tức
Giá sẽ vẫn tăng nhưng không hoàn toàn tiêu cực

Giá sẽ vẫn tăng nhưng không hoàn toàn tiêu cực

04/08/2005

Banner PHS

Giá sẽ vẫn tăng nhưng không hoàn toàn tiêu cực

Chỉ số giá tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng này, gây áp lực lớn lên mục tiêu 6,5% cho mức tăng giá cả năm mà Quốc hội đề ra...

Chỉ số giá tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng này, gây áp lực lớn lên mục tiêu 6,5% cho mức tăng giá cả năm mà Quốc hội đề ra. 

 

Nhìn lại, trong tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thời gian gần đây, nhóm hàng lương thực - thực phẩm luôn đóng vai trò chính. Nhóm hàng này trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân và nhà sản xuất.

 

Tuy nhiên, sau một thời gian dài, áp lực tăng giá lương thực do hạn hán ở nhiều địa phương cơ bản đã nhẹ bớt bởi lượng mưa khá đều trong tháng qua.

 

Giá đầu vào cho sản xuất, ngoài xăng dầu, mặt hàng phân bón theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Thương mại) sẽ ít biến động lớn do lượng urê nhập về cùng nguồn cung ứng trong nước hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu 560.000 tấn phân bón cho vụ mùa.

 

Giá lương thực trong tháng 8 này dự báo sẽ tăng nhưng với những nguyên nhân tích cực hơn, có lợi cho người nông dân hơn.

 

Hiện tại, vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch vụ hè thu. Dù lượng gạo cung ứng sẽ tăng nhưng dự báo giá vẫn ở mức cao. Giá gạo tăng không tập trung ở nguyên nhân giá đầu vào cao mà xuất phát từ nhu cầu xuất khẩu.

 

Việc Việt Nam trúng thầu 185.000 tấn gạo xuất khẩu sang Philippines cùng chủ trương không khống chế lượng gạo xuất khẩu ở mức 3,8 triệu tấn đẩy nhu cầu trên thị trường lên cao. Mặt khác, giá gạo trên thị trường xuất khẩu đã có mức tăng đáng kể đẩy giá trong nước tăng theo. Hiện giá gạo xuất khẩu đã tăng gần 40 USD/tấn so với năm ngoái.

 

Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước, tháng 8, CPI sẽ tăng thêm 0,3%. Đây là mức tăng khá đều và không đột biến trong những tháng gần đây. Và theo nhận định của Tổ điều hành, nguyên nhân tăng giá không tập trung ở những nhóm hàng nhạy cảm.

 

Trong tháng 7, nhóm hàng tăng giá đầu bảng là phương tiện đi lại do giá xăng dầu tăng. Tuy nhiên, trong tháng 8, nhóm hàng này không còn “cớ” để tiếp tục tăng mạnh; trong khi đó, nhóm này cũng là đích ngắm của công tác thanh tra giá cả của các cơ quan chức năng. Một số kiến nghị điều chỉnh tăng cước vận tải vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

 

Nhóm hàng vật liệu xây dựng, nhà ở dự báo cũng ở mức “dễ chịu” hơn khi mùa mưa đến. Trên thực tế, giá thép đang ở mức thấp nhất trong khoảng ba năm trở lại đây. Thị trường thép đang ở giai đoạn ế ẩm, tồn kho lớn.

 

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng lượng thép tồn kho của 40 doanh nghiệp thành viên tính đến giữa tháng 7 là 248.000 tấn, mức tồn kho cao nhất từ trước tới này. Giá thép cây hiện ở mức bình quân 7,5 triệu đồng/tấn.

 

Căng thẳng nhất ở nhóm hàng vật liệu xây dựng, nhà ở vẫn là giá xi măng. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, mặt hàng xi măng vẫn trong diện bình ổn giá. Tổng công ty Xi măng Việt Nam cũng đã có công điện gửi tất cả các đơn vị thành viên đề nghị không được tự ý nâng giá bán.

 

Đáng chú ý về khả năng tăng giá mạnh trong tháng này tập trung ở một số mặt hàng riêng lẻ, song ảnh hưởng lại khá lớn. Đó là giá đường dự báo sẽ tăng cao trong mùa nóng, tác động đến nguyên liệu đầu vào của một số ngành sản xuất trong nước. Nguồn cung đường là một nguyên nhân cần dự báo.

 

Để tránh giá đường tăng cao, một số ý kiến đề cập tới khả năng nhập khẩu với lượng lớn. Tuy nhiên cách này lại không được nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đồng tình. Và một dự tính khác cần quan tâm là có thể xẩy ra tình trạng om hàng cục bộ như từng xẩy ra trong năm ngoái.

 

Một điểm đáng chú ý khác mà một số cơ quan phân tích, dự báo khác chưa đề cập đến để nhận định về chỉ số giá trong tháng 8 là dịch cúm gia cầm đã xuất hiện Hà Tây, địa bàn nóng về dịch này trong năm ngoài. Sự xuất hiện của vi rút H5N1 ngay giữa mùa hè thực sự là thông tin đáng e ngại, nhất là khi Hà Tây là địa bàn sát nách Hà Nội, thị trường tiêu thụ lớn của cả nước.

 

Ngoài ra, theo nhận định của Tổ điều hành thị trường trong nước, lượng thủy cầm sau dịch vẫn chưa phục hồi hoàn toàn cũng là một áp lực gây tăng giá ở nhóm hàng thực phẩm.

TBKTVN

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng