Tin tức
Giao khoán nông nghiệp cần khung pháp lý mới để bảo vệ người dân và đất đai

Giao khoán nông nghiệp cần khung pháp lý mới để bảo vệ người dân và đất đai

25/07/2025

Banner PHS

Giao khoán nông nghiệp cần khung pháp lý mới để bảo vệ người dân và đất đai

Chính sách giao khoán từng giúp khôi phục sản xuất và tạo sinh kế cho hàng vạn hộ dân, nhưng nay đối mặt nhiều vướng mắc pháp lý và yêu cầu chuyển đổi mô hình quản lý đất đai theo hướng minh bạch, bền vững hơn.

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: VGP

Tại Hội thảo "Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp" diễn ra ngày 25/07, TS. Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá, chính sách giao khoán đã phát huy tác dụng trong khắc phục hoang hóa đất đai, xuống cấp vườn cây, hồi phục sản xuất nông nghiệp.

Người dân tham gia cùng doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư, canh tác đã giúc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tăng thu nhập, ổn định đời sống địa phương. Tính đến năm 2024, Việt Nam có 121 công ty nông nghiệp được giao hoặc cho thuê 478,000 ha đất, trong đó diện tích giao khoán chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và PTNT Việt Nam, hiện các công ty áp dụng hai hình thức giao khoán: Đất nông nghiệp và vườn cây. Các hình thức tổ chức sản xuất được linh hoạt điều chỉnh theo điều kiện tự nhiên và năng lực địa phương.

Những vướng mắc còn tồn tại

Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều khó khăn về chính sách giao khoán đang trở nên rõ nặt. Các quy định pháp lý liên quan đến giao khoán thường xuyên thay đổi, dẫn đến việc không thống nhất trong thiết lập hồ sơ, chỉnh hợp hợp đồng giao khoán.

Tình trạng "khoán trắng", hoặc đầu tư chưa đúng mức còn xảy ra, nhiều hợp đồng cũ chưa có cơ chế chuyển tiếp rõ ràng. Việc buông lỏng quản lý đất gây ra nhiều vấn đề tranh chấp, sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng tới sự minh bạch trong canh tác.

TS. Hà Công Tuấn - Nguyên Thứ trưởng TT Bộ NN&PTNT cho rằng chính sách giao khoán trong tương lai phải đầu tiên đảm bảo được đời sống người dân. Thu nhập của hộ nhận khoán hiện chiếm đến 64% từ đất khoán; do đó, chính sách mới cần hướng tới việc cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và người nhận khoán.

Trước xu hướng quốc tế mới, TS. Tô Xuân Phúc (Forest Trends) cho biết yêu cầu về minh bạch, truy xuất nguồn gốc đất đai và tính bền vững đang trở thành rào cản lớn đối với hàng hóa nông lâm sản từ Việt Nam.

Quy định EUDR của EU hay yêu cầu của thị trường tín chỉ carbon đặt ra thách thức với các hình thức khoán hiện hữu, đặc biệt là truy xuất về quyền đất và quyền carbon.

Theo TS. Phúc, cơ hội tiếp cận thị trường và tạo thu nhập từ đất khoán chỉ có thể trở thành hiện thực khi những tồn tại về sử dụng đất được xử lý rõ ràng và minh bạch.

Tùng Phong

FILI - 20:48:00 25/07/2025

Banner PHS
Logo PHS

Trụ sở: Tầng 21, Phú Mỹ Hưng Tower, 08 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh
(cũ: Phường Tân Phú, Quận 7)

(Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày - trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) 

1900 25 23 58
support@phs.vn
Kết nối với chúng tôi:

Đăng ký nhận tin

Tải app PHS-Mobile Trading

Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú HưngCông ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng